Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bị "ép", doanh nghiệp vận tải "rục rịch" giảm cước

Sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước.

Sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước.

Chiều 11/9, có gần 200 doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội "buộc" phải ký cam kết kê khai giá cước vận tải với Sở Giao thông Vận tải.

Doanh nghiệp "rục rịch" giảm giá cước

Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm liên tiếp 7 lần nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn “chây ỳ” không giảm giá cước, mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh giảm giá cước trước ngày 11/9/2015.

Tính đến chiều 11/9, gần 200 doanh nghiệp trong tổng số 300 doanh nghiệp vận tại tại Hà Nội “buộc” phải ký cam kết kê khai giá cước vận tải theo quy định mới phù hợp với giá nguyên liệu với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.

Theo đó, các đơn vị kê khai giá nhưng chi phí nhiên liệu trong cấu thành giá cước cao hơn chi phí nhiên liệu trên thị trường hiện nay sẽ cam kết thực hiện kê khai giảm giá cước phù hợp với mức giá nhiên liệu giảm.

Hiện tại có khoảng 70% doanh nghiệp đơn vị vận tải nộp hồ sơ kê khai giá cước, trong đó có 25 doanh nghiệp đã thực hiện giảm giá cước. Hạn cuối để các doanh nghiệp đã ký cam kết giảm giá cước là ngày 16/9, sau thời điểm này nếu doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

Trước đó, tại các địa phương như TPHCM, Đà Nẵng… nhiều hãng taxi cũng bắt đầu giảm giá cước. Trong đó, tại TPHCM, hãng taxi như Vinasun hay Mai Linh giảm giá cước khoảng 300-500 đồng/km cho từng loại xe, áp dụng từ ngày 11/9. Một số doanh nghiệp vận tải xe tuyến cố định cũng giảm cước từ 3-5%.

Như vậy, sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước. Tuy nhiên, con số doanh nghiệp vận tải đã giảm cước tính tới thời điểm hiện tại vẫn hết sức khiêm tốn so với tổng số hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành.

Vì sao phải “ép” mới giảm?

Lý giải về nguyên nhân chậm điều chỉnh giá cước vận tải, đại diện Sở Tài chính TPHCM trả lời trong một buổi họp cách đây vài hôm: “Đối với giá cước cũng có nhiều nguyên nhân, ví dụ chi phí doanh nghiệp cũng tăng, tiền lương điều chỉnh hàng năm từ 5-10%. Trong khi đó, hoạt động vận tải cạnh tranh rất dữ dội, trước đó khi giá xăng tăng cao, không đơn vị nào dám tăng giá cước mạnh vì sợ mất khách”.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), hành lang pháp lý quản lý Nhà nước về giá cước là đầy đủ nhưng không loại trừ khả năng các doanh nghiệp vận tải đang nhìn nhau, cùng không thay đổi giá để hưởng lợi.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, với 38 năm kinh nghiệm làm trong ngành, ông hiểu trong 2 tháng qua khi giá xăng dầu giảm mạnh mà giá cước vận tải không giảm là “rất vô lý” và “không thể chấp nhận được”.

"Nguyên nhân không giảm cước là do cấu trúc thị trường. Ở vận tải ô tô, rơi vào thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Có những doanh nghiệp lãnh đạo giá ở đây. Khi doanh nghiệp lớn chiếm thị phần lớn không giảm giá thì các doanh nghiệp con cũng không tội gì giảm giá”, ông Thoả nói thêm.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp vận tải không giảm cước không phải là “chây ỳ” hay “bất hợp lý”. Theo lý giải, không giống giá xăng dầu dễ dàng điều chỉnh, mỗi khi doanh nghiệp điều chỉnh cước lại tốn thêm hàng loạt chi phí điều chỉnh khác.

Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp khẳng định, cước vận tải không thể “chạy theo” giá xăng dầu bởi chi phí nguyên liệu tuy là thành phần cấu tạo nhưng chỉ chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu giá thành. Doanh nghiệp kinh doanh còn phải chịu thêm nhiều loại chi phí khác, bao gồm cả những loại chi phí "ngầm”.

Phương Dung/Theo Dân Trí

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top