Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cần giải pháp đảm bảo nguồn nước ngọt lâu dài cho ĐBSCL 

ÐBSCL đang vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn (XNM), thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Nhiều địa phương trong vùng không những thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mà còn thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sinh hoạt.

ÐBSCL đang vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn (XNM), thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Nhiều địa phương trong vùng không những thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mà còn thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sinh hoạt. Chính quyền địa phương, ngành chức năng, nhà hảo tâm tìm mọi cách vận chuyển, đưa nước ngọt đến cho người dân bị khô hạn, thiếu nước, bị mặn xâm nhập… Ðó là những giải pháp tạm thời, nhưng về lâu dài người dân vùng khô hạn đang cần có giải pháp thích ứng, sống chung với hạn mặn…

Hệ thống bơm tát, trữ nước sản xuất lúa hè thu trong mùa khô hạn được ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ kiểm tra, phát huy hiệu quả. 

Hạn, mặn khốc liệt

ÐBSCL được biết đến là vựa lúa hàng đầu của Việt Nam với thiên nhiên trù phú, khí hậu ôn hòa, được bồi đắp phù sa quanh năm bởi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Thế nhưng, từ mùa khô 2015-2016, 2019-2020 và đặc biệt là mùa khô năm 2023-2024 ÐBSCL lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng El Nino khắc nghiệt. Hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng XNM, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân trong vùng. Ðợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã làm trên 160.000ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng. Trong đó có 10 trong số 13 tỉnh, thành ở ÐBSCL phải công bố thiên tai. Năm 2020, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh ÐBSCL phải công bố tình huống thiện tai khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000ha lúa, trên 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỉ đồng cho 8 tỉnh ở ÐBSCL ứng phó hạn mặn.

Theo thống kê của ngành chức năng, đến đợt hạn mặn năm 2024, chỉ tính đến cuối tháng 3 thì đã có hơn 51.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, khoảng 800ha lúa bị ảnh hưởng giảm năng suất 50% (trên tổng số 1,5 triệu héc-ta đã xuống giống). Ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang… người dân phải mang từng can nhựa đi hàng chục cây số để lấy nước sạch. Hiện tượng ruộng lúa, vườn cây khô héo vì thiếu nước đã xuất hiện; những con sông ở các địa phương vùng ÐBSCL xuất hiện sạt lở hai bờ vì mực nước hạ thấp… Ðiển hình tại TP Cần Thơ, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 9 vụ sụt lún, sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Ðáng chú ý, chỉ trong tháng 4-2024 đã liên tiếp xảy ra 8 vụ sụt lún, sạt lở. Các vụ sụt lún, sạt lở làm ảnh hưởng 20 căn nhà và 1 kho gạo, thiệt hại tài sản trên 12 tỉ đồng. Dự báo, thời kỳ chuyển mùa, đầu mùa mưa 2024, sạt lở bờ sông có khả năng diễn ra nghiêm trọng hơn, do đó công tác phòng tránh sạt lở đang cần các địa phương thực hiện nghiêm túc.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo: Những ngày đầu tháng 5-2024, mặn có xu thế giảm và xuống thấp, mặn cách biển 35-50km, là cơ hội tốt để chủ động gạn ngọt và tích trữ nước cho các vùng ven biển để ứng phó với đợt mặn dự báo cao từ ngày 7 đến 10-5 ở mức 45-58km trước khi mưa về và mặn giảm vào nửa cuối tháng 5 này. Dự báo hiện tượng El Nino sẽ giảm, trạng thái ENSO nghiêng về pha trung tính từ giai đoạn tháng 4 - tháng 6 (là 65%). La Nina trở nên trội từ giai đoạn tháng 8 - tháng 10 trở đi. Vì vậy, các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với thời kỳ hạn mặn cao còn xuất hiện trở lại từ ngày 7 đến 10-5 ở các khu vực cửa sông Tiền, sông Hàm Luông, hai sông Vàm Cỏ và vùng ven sông Cái Lớn, nửa cuối tháng 5 hạn mặn sẽ bớt căng thẳng ở ÐBSCL...

Cần giải pháp thích ứng lâu dài

Hiện nay ở các tỉnh trong vùng ÐBSCL từng chịu tình trạng thiếu nước ngọt đã có những biện pháp phòng ngừa như xây hồ chứa nước, bơm nước dự trữ vào các kênh, ao để có đủ nguồn nước sử dụng cho mùa khô. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời, trước tình trạng nắng nóng kéo dài và diễn biến thất thường như hiện nay thì cần hơn nữa những giải pháp mang tính bền vững, quy mô từ phía các cấp chính quyền, các nhà khoa học để đảm bảo an ninh nguồn nước cho vựa lúa hàng đầu của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Nguồn nước vùng ÐBSCL đang chịu nhiều tác động như phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong (chiếm 94% tổng lượng nước của ÐBSCL). Vì vậy, các hoạt động khai thác phía thượng nguồn lưu vực sông Mekong đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn nước vùng ÐBSCL còn đối diện với những áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội; mực nước dưới đất đang bị hạ thấp; sạt lở bờ sông; ô nhiễm nguồn nước; hạn hán, XNM... ngày càng nghiêm trọng.

Nông dân tỉnh Sóc Trăng lót bạt nylon trong mương vườn để trữ nước ngọt tưới cho cây trồng trong mùa khô hạn.

Theo ông Nguyễn Hồng Hiếu, để hạn chế những tác động nêu trên, đảm bảo nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu dân sinh, giải pháp trước mắt là các cơ quan, đơn vị tiếp tục theo dõi chặt chẽ, cập nhật liên tục các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hạn hán, thiếu nước, XNM của Bộ Tài nguyên và Môi trường để chủ động triển khai các kế hoạch sản xuất, thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, XNM, trong đó ưu tiên cao nhất đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng hạn chế thiệt hại. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước; có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, tránh lãng phí nguồn nước ngọt; rà soát lại diện tích cây trồng và khuyến cáo thực hiện cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do hạn, mặn gây ra; triển khai các phương án ngăn mặn, giữ ngọt, tiết kiệm nước tưới…

PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, cho biết: Hiện tại và tương lai hệ thống thủy lợi điều tiết nước vùng ÐBSCL đang gặp nhiều thách thức từ việc phát triển đập thủy điện phía thượng lưu Mekong; biến đổi khí hậu, nước biển dâng; sụt lún, hạ thấp lòng dẫn… Từ những thách thức nêu trên, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã định hướng giải pháp quy hoạch thủy lợi đảm bảo chủ động nguồn nước ÐBSCL. Về giải pháp phi công trình cần tăng cường công tác dự báo, tuyên truyền về hạn hán, thiếu nước, XNM, phân phối nước theo đối tượng ưu tiên, sản xuất phù hợp với tình hình nguồn nước, đẩy sớm thời vụ sản xuất để né hạn, mặn, nâng cao nhận thức cho người dân. Về giải pháp công trình, tăng cường trữ nước trong hệ thống kênh, rạch các cấp của các hệ thống thủy lợi hiện nay có khả năng đạt 2,5-3 tỉ m3, ví dụ hồ Ba Lai trữ được khoảng 80 triệu m3; trữ nước trong mương vườn bằng cách lên liếp, tạo mương trữ nước giữa các hàng cây; trữ nước trên ruộng trước thời điểm dự báo có đợt XNM, bơm nước lên ruộng ở mức tối đa khả năng cho phép của cây trồng; trữ nước trong lu, bể, ao, hồ, các dụng cụ trữ nước phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân phân tán, nguồn nước khó khăn trong mùa khô…

“Bên cạnh những giải pháp trên, các địa phương vùng khô hạn cần hình thành các ô thủy lợi hoàn thiện, đồng bộ để chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, trữ nước, đáp ứng được các yêu cầu hiện đại hóa trong sản xuất; xây dựng các công trình kiểm soát cửa sông Vàm Cỏ, Hàm Luông với nhiệm vụ điều tiết mặn, ngọt, cải thiện môi trường ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre; nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông còn lại như Cổ Chiên, Cung Hầu…”. - PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top