Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất mùa khô hạn 

Ðến giữa tháng 4-2024, tại ÐBSCL, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra càng gay gắt. Sinh hoạt hằng ngày, sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, đe dọa bởi khô hạn, XNM.

Ðến giữa tháng 4-2024, tại ÐBSCL, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra càng gay gắt. Sinh hoạt hằng ngày, sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, đe dọa bởi khô hạn, XNM. Giải pháp ứng phó, sản xuất phù hợp điều kiện thời tiết như hiện nay đang cần sự thực hiện đồng bộ của người dân và ngành chức năng tại TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ÐBSCL…

Hệ thống bơm tát, trữ nước ngọt tại TP Cần Thơ được chuẩn bị khá tốt, nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hạn. Ảnh: HÀ VĂN

Khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cảnh báo: Các hồ thủy điện thượng nguồn sông Mekong xả nước xuống hạ nguồn (vùng ĐBSCL) cầm chừng như hiện nay, kết hợp với thời tiết không có mưa thì khô hạn, XNM còn diễn ra gay gắt và gia tăng từ ngày 21 đến 27-4 ở mức xâm nhập sâu từ 45-60km, cách từ cửa sông. Đặc biệt chân mặn có thể cao và kéo dài đến hết tháng 4 nên ít có thêm thời gian gạn ngọt cho vùng ven biển. Dự báo, nguồn nước ngọt vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm và có khó khăn hơn cho bơm tưới, dẫn nước vào đồng ruộng, ao, mương…

Vùng giữa và khu vực ven Biển Đông ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, mặn có xu thế giảm và xuống thấp nhất vào ngày 16-4 rồi tăng trở lại, ranh mặn 4g/l khi thấp nhất có thể vào sâu từ 35-55km, các địa phương vùng ven biển ở Bến Tre, Tiền Giang cần giám sát mặn chặt chẽ, tranh thủ bổ sung nguồn nước ngay khi có thể để đề phòng mặn lên cao khó lấy nước kéo dài đến tận cuối tháng 4. Các khu vực ven sông Hậu và Cổ Chiên thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng, nhiều cơ hội về nguồn nước hơn ở giai đoạn cuối tháng 4. Khu vực ảnh hưởng mặn sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang, mặn 4g/l đã vào sâu 50-55km, vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé đã góp phần giảm mặn khu vực này. Dự báo, giữa tháng 4-2024 mặn có xu thế tăng, các địa phương ở Hậu Giang vận hành hợp lý các công trình đảm bảo nước cho sản xuất. Khu vực ven Biển Đông dự báo mặn có xu thế tăng trở lại sau 16-4. Các địa phương cũng cần vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, hạn chế tiêu thoát nước, tích trữ nước ngọt ứng phó với kỳ chân mặn cao nửa cuối tháng 4 nếu tiếp tục không có mưa trái mùa…

TP Cần Thơ do vị trí địa lý cách Biển Đông khoảng 80km nên điều kiện về nguồn nước tương đối thuận lợi hơn một số tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, trước tác động, ảnh hưởng ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, của thiên tai, nhân tai, TP Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng của khô hạn, đồng thời có những năm chịu ảnh hưởng của XNM. Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, hiện nay hướng XNM vào thành phố chủ yếu theo sông Hậu (do thủy triều đẩy mặn từ biển vào dọc theo sông Hậu). Địa bàn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp là quận Cái Răng. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, TP Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt XNM theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: “Qua 2 đợt XNM cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai và cả nhân tai (như vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn…) ngày càng cực đoan, gay gắt, không theo quy luật đã khiến khô hạn, XNM xuất hiện đến TP Cần Thơ - trung tâm vùng ĐBSCL. Để chủ động phòng chống và thích ứng với khô hạn, thiếu nước, XNM được dự báo trong năm nay, TP Cần Thơ đã làm tốt công tác dự báo, truyền thông để thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ đến chính quyền các cấp và người dân về nguy cơ hạn hán, XNM. Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý; xây dựng các kịch bản về ứng phó và thích ứng với hạn hán, thiếu nước, XNM phù hợp với tình hình thực tế của từng quận, huyện…”.

Chủ động  ứng phó

Đến nay, TP Cần Thơ đã xuống giống lúa hè thu 2024 được 69.630ha, chiếm tỷ lệ 100% so với kế hoạch, cao hơn 4.046ha so với cùng kỳ năm 2023. Công tác thủy lợi mùa khô, tổ chức thực hiện nạo vét, gia cố lại các tuyến kênh và một số mương máng tưới tiêu, nhằm dự trữ, dẫn nước vào đồng ruộng đã được các quận, huyện trên địa bàn thành phố tập trung thực hiện.

Tuy nhiên, theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, hiện nguồn nước về ĐBSCL thuộc nhóm năm ít nước, ảnh hưởng của El Nino, mặn xâm nhập năm 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Trong điều kiện nắng nóng, dòng chảy thượng nguồn về thấp, dự báo mặn còn lên cao và chân mặn cao ở kỳ triều cường cuối tháng 4 này thì các địa phương cần có lịch thời vụ sản xuất phù hợp hơn. Hiện nay, một số địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ hè thu với tổng diện tích (tính đến 5-4) là 440.209ha, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và bắt đầu có thêm các tỉnh ven biển như Sóc Trăng, Trà Vinh. Chú ý, tháng 4 còn là cao điểm hạn mặn năm nay, vì vậy các địa phương, đặc biệt khu vực ven biển nên cân nhắc việc giãn sản xuất một số diện tích vụ hè thu trong năm này để góp phần giảm nhu cầu cần nước ngọt và hạn chế XNM vào sâu vùng cửa sông ven biển. Tháng 5 và tháng 6 tới, dự báo mưa về, việc xuống giống sẽ đem lại hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp trên toàn đồng bằng.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn nông dân lấy nước ngọt vào ruộng lúa. Ảnh: NP

Các địa phương trong vùng cần chủ động các giải pháp ứng phó phòng, chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng. Trong đó, vùng thượng ĐBSCL, nguồn nước khó khăn chủ yếu ở vùng núi cao Tịnh Biên, Tri Tôn, cần thực hiện các giải pháp tưới nước tiết kiệm. Vùng giữa ĐBSCL, vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích trữ nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn trái. Tích trữ nước ngay khi có thể trong giai đoạn từ ngày 15 đến 17-4 bằng bơm trữ, gạn triều lấy ngọt chủ động thích ứng với hạn mặn các kỳ cao điểm. Vùng ven biển ĐBSCL, XNM đã ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thủy lợi ven biển như hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật, Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh. Khu vực này cần tranh thủ lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, tưới tiết kiệm nước để chủ động thích ứng với hạn mặn cao ở cuối tháng 4. Các khu vực ven sông Hậu và Cổ Chiên cách biển hơn 45km vẫn có cơ hội về nguồn nước và có thể bố trí sản xuất vụ lúa hè thu…

PGS.TS Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nhấn mạnh: “Dự báo El Nino sẽ giảm, trạng thái ENSO nghiêng về pha trung tính từ giai đoạn tháng 4 đến tháng 6. La Nina trở nên trội từ giai đoạn tháng 7 đến tháng 9 trở đi. Vì vậy, các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với thời kỳ hạn mặn cao ở tháng 4-2024 để đảm bảo an toàn cho sản xuất, đặc biệt chủ động tích trữ nước ngay khi có thể…”.

HÀ VĂN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm

(ĐCSVN) - Sáng nay (2/10), giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi chịu áp lực bởi đồng USD. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng lại giảm so với chốt phiên trước.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước giảm

(ĐCSVN) - Sáng nay (2/10), giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi chịu áp lực bởi đồng USD. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng lại giảm so với chốt phiên trước.

“Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp”

(ĐCSVN) – Việc hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thực hiện hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp” (WISE) là hết sức cần thiết, kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.

Việt Nam và Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Việt Nam và Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan vừa thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Thỏa thuận với Trưởng đại diện thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top