Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Kháng thể COVID-19 tồn tại trong cơ thể người bệnh ít nhất 6 tháng

Theo nhóm nghiên cứu, 98% trong số 376 người được lấy mẫu máu để phân tích có các kháng thể trung hòa, vốn có vai trò ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm bằng cách ngăn chặn virus nhân bản.

Theo nhóm nghiên cứu, 98% trong số 376 người được lấy mẫu máu để phân tích có các kháng thể trung hòa, vốn có vai trò ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm bằng cách ngăn chặn virus nhân bản.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Vienna, Áo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Thành phố Yokohama (Nhật Bản) cho thấy các kháng thể virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh trong vòng ít nhất 6 tháng sau khi họ nhiễm virus này.

Trong các tháng 8 và 9 vừa qua, tổng cộng 617 người từng mắc COVID-19 đã tình nguyện tham gia nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trên.

Đến ngày 26/10, nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu từ 376 người trong số này để phân tích.

Những người được lấy mẫu máu trong độ tuổi từ 20-70, trong đó có 280 người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, 71 người có triệu chứng thông thường và 25 người có triệu chứng nghiêm trọng.

Theo nhóm nghiên cứu, 98% trong số 376 người được lấy mẫu máu để phân tích có các kháng thể trung hòa, vốn có vai trò ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm bằng cách ngăn chặn virus nhân bản.

Cụ thể, trong số những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, 97% có kháng thể trung hòa sau 6 tháng, và 100% những người có triệu chứng thông thường hoặc nghiêm trọng có kháng thể trung hòa.

Do các loại vắcxin  ngừa COVID-19 đang được bào chế nhằm tạo ra các kháng thể trung hòa nên các chuyên gia y tế tin rằng hiệu quả của các vắcxin  này có thể tồn tại trong thời gian khá dài thông qua việc tiêm phòng.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cảnh báo nếu các kháng thể trung hòa nhanh chóng biến mất khỏi cơ thể những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 thì sẽ khó đạt được “miễn dịch cộng đồng.”

Điều này khiến cho việc kiểm soát đại dịch trở nên khó khăn ngay cả khi đã bào chế thành công vắcxin phòng bệnh.

Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng kháng thể ở người từng mắc COVID-19 một năm sau khi nhiễm virus./.

Theo TTXVN

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top