Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Liên minh 4 bên mới ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Ðông cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về vấn đề Ðài Loan, Mỹ đang tích cực củng cố chiến lược phòng thủ nhằm chống lại các mối đe dọa và tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Ðông cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về vấn đề Ðài Loan, Mỹ đang tích cực củng cố chiến lược phòng thủ nhằm chống lại các mối đe dọa và tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương, trong đó đáng chú ý nhất là việc lập một liên minh chiến lược mới gọi là “Biệt đội”, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Philippines.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Nhật Bản, Philippines và Mỹ. Ảnh: Asia Times

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin mới đây đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc phòng với những người đồng cấp đến từ Nhật Bản, Úc và Philippines ở Hawaii nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác quốc phòng “Biệt đội” (Squad). Lãnh đạo quốc phòng đến từ 4 nước tại hội nghị đã phác thảo “tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định và răn đe ở Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương”.

Asia Times cho hay, hội nghị diễn ra chỉ vài tuần sau khi 4 nước tiến hành cuộc tuần tra chung đầu tiên ở Biển Ðông cũng như chỉ ít lâu sau khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh 3 bên lịch sử Mỹ, Nhật Bản, Philippines. Trong những tháng tới, 4 quốc gia trong “Biệt đội” có kế hoạch tăng cường khả năng tương tác quân sự, tiến hành nhiều cuộc tuần tra và tập trận chung, đồng thời cải thiện hợp tác tình báo và an ninh hàng hải, qua đó nhằm đối phó với những thách thức do Trung Quốc đặt ra trên khắp Tây Thái Bình Dương.

“Biệt đội” (Squad) làm liên tưởng đến “Bộ tứ” (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ. Tuy nhiên, theo bà Lisa Curtis, giám đốc chương trình an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ, “Biệt đội” không phải là sự thay thế “Bộ tứ” và nó nên được coi là sự bổ sung. “Bộ tứ” đã trải qua 3 hội nghị thượng đỉnh và các tuyên bố chung chỉ đề cập đến từ “hòa bình” và “ổn định”, chứ không có từ “răn đe” như tầm nhìn của “Biệt đội”.  Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể nằm ở Ấn Độ, quốc gia vẫn duy trì quan hệ với Nga và từ chối đứng hẳn về phía phương Tây trong các cuộc xung đột toàn cầu, bao gồm cuộc chiến Ukraine.

Giới phân tích cho rằng chính chính sách “xoay trục” sang phương Tây của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và lập trường ngày càng cứng rắn của ông đối với Trung Quốc ở Biển Ðông đóng vai trò then chốt trong việc thể chế hóa một cách nhanh chóng nhóm 4 bên mới nói trên. Việc Manila tham gia “Biệt đội” đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với chính sách đối ngoại dè dặt hơn dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, giúp Philippines giữ vai trò trung tâm trong chiến lược “răn đe tổng hợp” rộng lớn hơn của Mỹ tại khu vực.

Dưới thời chính quyền ông Duterte, Manila cố tình tránh tham gia bất kỳ liên minh hoặc nhóm đối đầu Bắc Kinh nào. Ban đầu, ông Marcos Jr cũng báo hiệu một chiến lược tương tự, tuyên bố Philippines “là bạn” của tất cả các nước và không muốn có bất kỳ kẻ thù nào. Tuy nhiên, sau chuyến thăm cấp nhà nước gần như không có kết quả tới Bắc Kinh hồi năm ngoái, ông Marcos Jr đã “chuyển hướng” bằng cách nhanh chóng tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh truyền thống của Mỹ. Ðáng chú ý, ông Marcos Jr đã mở rộng Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) với Mỹ, cho phép Lầu Năm Góc tiếp cận các căn cứ bổ sung ở miền Bắc Philippines, theo đuổi việc thiết lập khuôn khổ an ninh 3 bên Mỹ, Nhật và Philippines (JAPHUS) và ký hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện mới với Úc.

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây đã chỉ trích “Biệt đội”, cho rằng liên minh này “làm trầm trọng thêm những rủi ro trong khu vực” và làm phức tạp thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Biển Ðông. Bắc Kinh coi liên minh này là sự mở rộng các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó có thể dẫn đến căng thẳng quân sự và ngoại giao trong khu vực. “Mỹ rõ ràng đang cố gắng tập hợp đồng minh để hỗ trợ Philippines, khuyến khích Philippines tham gia nhiều hành động quyết đoán hơn ở Biển Ðông, làm trầm trọng thêm sự phức tạp của tình hình khu vực rồi tìm cớ để tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, Nhật và Úc ở Biển Ðông” - Wei Dongxu, nhà phân tích quân sự Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu.

TRÍ VĂN

Máy bay tư nhân chở 9 người mất tích tại khu vực miền núi Indonesia

Một chiếc máy bay nhỏ, chở 9 người, trong đó có một trẻ em, đã mất tích ngày 11/8 trong khi bay qua khu vực miền núi thuộc tỉnh Papua, miền Đông Indonesia.

Cuba thực hiện quy trình tham vấn dân chủ về dự thảo Hiến pháp mới

Ngày 11/8, truyền thông Cuba đã đăng tải quy trình xử lý ý kiến của người dân đối với bản dự thảo Hiến pháp mới vừa được Quốc hội nước này thông qua hôm 22/7 vừa qua.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Anh: Xả súng tại thành phố Manchester khiến nhiều người bị thương

Ít nhất 10 người bị thương và phải nhập viện sau khi xảy ra một vụ xả súng ngày 12/8 tại khu vực Moss Side, phía Nam thành phố Manchester, miền Bắc nước Anh.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran công bố thêm thông tin vụ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ

Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh cho biết một máy bay do thám của Mỹ đã xuất hiện gần chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ nhưng Iran đã lựa chọn phương án không tấn công.

Nhật Bản nêu các nội dung hội đàm song phương tại Hội nghị G20

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka từ ngày 28-29/6 tới.

Điểm nhấn trong quan hệ đồng minh đặc biệt Trung Quốc-Triều Tiên

Hoạt động tiếp đón lễ tân dành cho Chủ tịch Trung Quốc được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của Triều Tiên, và vượt xa tiếp đón 'cấp cao nhất' của nước này đối với một lãnh đạo nước ngoài.

Phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp phát triển đất nước

(ĐCSVN) – Phát biểu tại buổi “Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019", đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, luôn quan tâm đầu tư và đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, khoa học.

Thúc đẩy kết nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà đầu tư Nhật Bản

(ĐCSVN) – Chiều 14/5, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong tiếp đoàn lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh (JBAH) do ông Okada Hideyuki, tân Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu.

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hàng không Việt Nam - Pháp

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mong muốn, các doanh nghiệp Việt Nam - Pháp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, mở rộng đầu tư trong lĩnh vực hàng không và nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi ích cho cả hai nước.

TP Hồ Chí Minh mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong xây dựng đô thị sáng tạo

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, TP muốn học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong xây dựng đô thị sáng tạo, đồng thời tăng cường các hoạt động trao đổi kinh nghiệm phát triển khởi nghiệp cũng như các hoạt động giao lưu giữa các trung tâm start-ups của hai nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình hợp tác thanh niên Việt Nam - Lào

(ĐCSVN) – Tiếp Đoàn đại biểu Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thanh niên hai nước Việt Nam – Lào có cơ hội giao lưu hữu nghị, tăng cường hiểu biết và cùng nhau phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary

Ngày 25/6/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hungary.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Top