Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nâng cao hiểu biết cho bệnh nhân mắc hen phế quản 

(CTO) - Hen phế quản là trong những bệnh không truyền nhiễm phổ biến nhất thế giới, ảnh hưởng gần 260 triệu người và gây nên 45.000 ca tử vong/năm. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,9% dân số mắc căn bệnh này.

(CTO) - Hen phế quản là trong những bệnh không truyền nhiễm phổ biến nhất thế giới, ảnh hưởng gần 260 triệu người và gây nên 45.000 ca tử vong/năm. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,9% dân số mắc căn bệnh này.

Người bệnh hen suyễn cần tuân thủ uống thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm soát tốt triệu chứng. Ảnh: THU SƯƠNG

Nhân sự kiện Ngày Hen toàn cầu 7-5-2024, Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu về hen phế quản nhấn mạnh thông điệp về sự cần thiết thúc đẩy người bệnh hen phế quản được trang bị kiến thức quản lý bệnh cũng như tìm sự trợ giúp y tế. Các chuyên gia y tế cũng kêu gọi tăng cường hơn nữa nhận thức về tỷ lệ mắc và tử vong có thể tránh được do hen phế quản.

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn, là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bệnh nhân hen phế quản dễ lên cơn hen cấp, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời. Tuy bệnh thường không thể chữa khỏi, nhưng bệnh nhân tuân thủ điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn bao gồm: hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng; thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo dưỡng chất cần thiết; kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng; thường xuyên dọn dẹp nhà cửa,... Người bệnh cần rèn luyện thể dục, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng giúp cải thiện chức năng hô hấp. Tuân thủ uống thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ; tái khám đúng hẹn.

THU SƯƠNG

 

 

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top