Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những “nông dân triệu phú” thời 4.0

Với đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính đôi tay của mình, những “nông dân triệu phú” thời 4.0 ở Trà Vinh từng bước làm chủ, đưa khoa học và công nghệ vào ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi… tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp.

 

 

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cây ăn trái luôn chịu nhiều tác động của thị trường và thời tiết (khô hạn, mặn xâm nhập); với sự thích nghi linh hoạt và ứng dụng hiệu quả khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đã đem lại thành công liên tục gần 10 năm qua từ mô hình chuyên canh 04ha trồng nhãn theo quy trình khép kín của nhà vườn Nguyễn Lê Vinh. Qua đó, đem lại thu nhập ổn định trên 01 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ với chúng tôi, nhà vườn Nguyễn Lê Vinh cho biết: từ năm 2014 - 2015, do tình hình bệnh chổi rồng trên cây nhãn da bò; gần 04ha diện tích trồng nhãn nằm ven Sông Hậu, được gia đình chuyển sang đầu tư trồng giống thanh nhãn và nhãn xuồng cơm vàng. Trong sản xuất, gia đình tập trung đầu tư toàn bộ hệ thống phun tưới nước chủ động, kết hợp với pha, phun thuốc, phân bón khép kín. Từ đó, hạn chế được tình trạng nước mặn khi lấn sâu từ vàm Cầu Quan lên tuyến Sông Hậu, không gây thiệt hại cho vườn cây.

Với giá nhãn được thương lái thu mua dao động từ 25.000 - 50.000 đồng/kg; nhờ xử lý tốt về kỹ thuật trong khâu chăm sóc và quản lý vườn; bình quân năng suất nhãn của gia đình ông luôn đạt từ 10 - 12 tấn trái/ha.

Cũng theo nhà vườn Nguyễn Lê Vinh, do ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quản lý vườn nhãn, nên chi phí giảm rất lớn. Riêng chi phí nhân công hiện nay, mỗi vụ nhãn tiết kiệm từ 15 - 20 triệu đồng (các khâu bón phân, bơm tát…) và giúp nhà vườn chủ động mùa vụ… Từ đó, giá trị mang lại từ nhãn rất cao, ổn định và giảm chi phí sản xuất chỉ chiếm khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg nhãn; với sản lượng từ 42 - 45 tấn nhãn/04ha, hàng năm ông Vinh  thu nhập trên 01 tỷ đồng.

 

Cá bông lau là loài cá nước lợ cho thịt ngon, ngọt và có giá trị dinh dưỡng rất cao; hiện nay, cá bông lau đang được người tiêu dùng và các nhà hàng ưa chuộng. Nhiều món ngon được chế biến từ cá bông lau, như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ… Tuy nhiên, do cá bông lau chỉ xuất hiện chủ yếu tại các vùng nước “tranh chấp” mặn - ngọt ở khu vực Sông Hậu (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) từ tháng Giêng đến tháng 3, 4 âm lịch hàng năm.

Ông Dương Văn Kiệt, ngụ ấp Kênh Đào, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải là người nuôi cá bông lau có diện tích và số lượng thả giống cao nhất của huyện Duyên Hải.

Ông Kiệt cho biết: trước đây gia đình chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao; thường xuyên bị rủi ro và hiệu quả mang lại không cao. Năm 2020 - 2021, gia đình quyết định chuyển 05 ao tôm sang nuôi cá bông lau. Vụ đầu ông thả nuôi 20.000 con cá giống, với giá cá thương lái thu mua dao động 125.000 - 130.000 đồng/kg.

Do đây là giống cá tự nhiên, chưa lai tạo được nên phụ thuộc vào nguồn cá con bắt ngoài tự nhiên. Để cá phát triển tốt, khi đưa vào nuôi trong ao tôm, ao nuôi cần cải tạo độ sâu đảm bảo từ 2,5m trở lên; mật độ nuôi bình quân 01 con/m² và độ mặn của nước từ 0‰  đến dưới 10‰.

Cũng theo ông Dương Văn Kiệt, với mật độ thả nuôi 10.000 con cá giống/ha; riêng chi phí đầu tư mua con giống trên 150 triệu đồng, hệ số thức ăn dao động từ 2.0 - 2.2/01kg cá thương phẩm (khoảng 25.000 đồng/kg thức ăn), tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ 30 - 35% và thời gian nuôi từ 14 - 15 tháng, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 02kg/con. Chi phí đầu tư nuôi chiếm khoảng 45 - 50%/kg cá thương phẩm; vì vậy, nuôi cá bông lau cần nguồn vốn lưu động khá lớn, do đó, phải có nguồn lực mạnh mới dám nuôi dù lợi nhuận mang lại rất cao. Vụ nuôi năm đầu tiên (2021 - 2022) gia đình thu nhập trên 01 tỷ đồng; hiện nay, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch vụ cá thứ 2.

 

Với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi dê, nông dân Nguyễn Hữu Ý, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành đem lại thu nhập cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm với tổng đàn dê nuôi gần 100 con. Để phát triển và duy trì đàn dê hiện có, anh tận dụng gần 2,3ha đất vườn dừa xen trồng cỏ. Ngoài ra, anh còn đầu tư gần 100 triệu đồng để xây dựng khu nuôi dê khép kín để thuận lợi trong khâu chăm sóc và quản lý.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Ý còn mạnh dạn chuyển giao mô hình nuôi dê nhốt chuồng và xây dựng chuỗi liên kết với các hộ nuôi trên địa bàn xã thông qua việc phát triển, nâng mô hình nuôi từ tổ hợp tác lên Hợp tác xã chăn nuôi Thuận Phát (thành lập và đi vào hoạt động ngày 30/9/2023), với 30 thành viên, tổng đàn trên 400 dê sinh sản.

Anh Nguyễn Hữu Ý chia sẻ: nghề nuôi dê khá phù hợp với điều kiện của người dân ở địa phương và tận dụng được nguồn thức ăn xanh rất phong phú, đa dạng hiện có tại địa phương. Gia đình đang phát triển đàn dê gần 100 con theo hướng nhốt chuồng, chỉ sau 06 tháng nuôi, dê nái bắt đầu sinh sản và trung bình mỗi dê nái cho 02 - 03 dê con. Với giá dê hơi hiện nay khoảng 70.000 đồng/kg (trước tháng 5/2023 dao động 80.000 - 120.000 đồng/kg dê hơi); cho nên mỗi con dê con sau 06 tháng nuôi, người nuôi thu nhập khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/con.

Cũng theo anh Nguyễn Hữu Ý, tại buổi ra mắt HTX, anh được Đại hội xã viên bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX chăn nuôi Thuận Phát. Trong hoạch định phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, HTX sẽ tập trung hướng đến xây dựng sản phẩm cung cấp thịt dê sạch, an toàn, chất lượng và liên kết với thành viên, người nuôi từ lúc cung ứng con giống, đến thu mua và tiêu thụ thịt dê. Trong đó, sẽ định hướng đầu tư chuyên nuôi dê sinh sản cho 10 thành viên để tạo nguồn cung ứng con giống chất lượng cho các hộ nuôi.

Cùng với đó, các thành viên còn lại sẽ tham gia các khâu nuôi dê thịt kết hợp dê sinh sản nhằm cung cấp nguồn dê hơi lại cho hợp tác xã theo liên kết. Đồng thời, hợp tác xã sẽ liên kết với đại lý thức ăn chăn nuôi cung cấp phẩm, thuốc thú y cho cho hộ nuôi dê. 

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Ngành giao thông giải ngân vốn đầu tư công đạt 61,6%

(ĐCSVN) – Dự kiến hết quý III, Bộ Giao thông vận tải giải ngân 26.722 tỷ đồng, đạt 61,6% kế hoạch; đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP (đạt tỷ lệ 60% kế hoạch).

Xây dựng chuỗi giá trị ngành và sản phẩm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(ĐCSVN) – Cùng với việc chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong việc xây dựng chuỗi giá trị ngành và sản phẩm vùng ĐBCSL, các nhà khoa học cho rằng các vấn đề về nhận thức, quan điểm, hoàn thiện chính sách trong xây dựng chuỗi giá trị ngành và sản phẩm vùng cần được nhấn mạnh trong Nghị quyết của Đảng.

16 Ngân hàng đã giảm 8.865 tỷ đồng lãi vay cho khách hàng

(ĐCSVN) – Ngày 29/9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 16 Ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 8.865 tỷ đồng.

16 Ngân hàng đã giảm 8.865 tỷ đồng lãi vay cho khách hàng

(ĐCSVN) – Ngày 29/9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 16 Ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 8.865 tỷ đồng.

Các công trình giao thông ở TP Hồ Chí Minh được thi công trở lại

(ĐCSVN) - Trên cơ sở bộ tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng và hướng dẫn phòng, chống dịch tại công trình trên địa bàn được UBND TP ban hành, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho 65 các công trình được phép triển khai thi công.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top