Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển làng nghề nông thôn: Giá trị sản phẩm mang lại cho người lao động chưa cao

Hiện nay, toàn tỉnh có 13 làng nghề; cùng với 15.900 cơ sở tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Trong này, có khoảng 45% làng nghề có sản phẩm OCOP. Qua đó, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 36.500 lao động, tạo giá trị sản lượng khoảng 3.300 tỷ đồng.

 

Lao động tham gia công đoạn khoan lổ trong làm bàn ghế tre tại Làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Hàm Giang, huyện Trà Cú.

 

Một thực tế cho thấy, các sản phẩm ngành nghề nông thôn trong tỉnh hiện thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị; từ đó, làm cho thu nhập của các lao động tại các làng nghề và ngành nghề nông thôn chưa cao, chưa thu hút được sự tham gia của người dân tại địa phương...

Bà Trịnh Thị An, ấp Tân Thành Tây, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần cho biết: ở địa phương có nghề bó chổi, nhà nhà và người người đều tận dụng thời gian rảnh để tham gia làm gia công vào từng công đoạn bó chổi. Riêng bà đã gần 80 tuổi, hàng ngày tham gia công đoạn vót cọng dừa để lấy nang và bán cho các cơ sở bó chổi; cũng kiếm được 15.000 đồng/ngày (khoảng 03kg nang).

Làng nghề bó chổi xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần tập trung ở 04 ấp: Cao Một, Trẹm, Tân Thành Tây và Tân Thành Đông; đây là một trong những làng nghề có số lao động tham gia ở các công đoạn đông nhất, với trên 1.500 lao động; trong đó, có gần 300 lao động tham gia trực tiếp ở giai đoạn cuối của sản phẩm và trên 1.200 lao động tham gia thu mua cọng dừa, vót cọng dừa, bó chổi bán thành phẩm…

Đồng chí Võ Thanh Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết: địa phương có làng nghề bó chổi đã giải quyết việc làm khá lớn cho lao động tại chỗ. Tuy nhiên, do sản phẩm chủ yếu phục vụ hoạt động sinh hoạt gia đình và nguồn tiêu thụ ở các tỉnh ngoài. Hàng năm, làng nghề của địa phương cung cấp khoảng 05 triệu sản phẩm (cây chổi cọng dừa).

Cũng theo đồng chí Võ Thanh Triều, làng nghề cũng tham gia một phần việc tiêu thụ các sản phẩm từ cây dừa của địa phương. Hiện toàn xã có khoảng 1.500ha dừa, trong đó, nguyên liệu (cọng dừa) tại địa phương được người dân tận dụng để làm nguyên liệu bán lại cho các cơ sở bó chổi trong xã chiếm khoảng 20% nguyên liệu (cọng dừa).

Bên cạnh đó, các cơ sở bó chổi của xã còn thu mua nguyên liệu ở các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh như Bến Tre, Sóc Trăng… Trong hỗ trợ đầu tư cho làng nghề, những năm qua, với nguồn vốn của Dự án AMD Trà Vinh đã đầu tư trên 10,5 tỷ đồng để xây dựng 02 công trình giao thông vào làng nghề (đường nhựa ấp Cao Một dài trên 1,6km; đường nhựa ấp Cần Tiêu dài trên 1,8km) và hỗ trợ cho cơ sở xây dựng 01 sân phơi; 04 máy rút dây chì trong bó cán chổi, máy chặt cáng chổi.

Còn tại Làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú tập trung chủ yếu ở ấp Trà Tro A, Trà Tro B, Trà Tro C. Hàng năm, thu hút trên 1.284 lao động tham gia vào các khâu: thu mua, chặt, vận chuyển vật liệu (tre, trúc, tầm vong); sơ chế và xử lý vật liệu thô trước khi đưa vào chế tác, sản xuất các sản phẩm: giường, thang, bàn ghế… từ tre, trúc và tầm vông.

Đồng chí Kim Tha, Chủ tịch UBND xã Hàm Giang, huyện Trà Cú cho biết: đây là làng nghề có đông đồng bào Khmer tham gia (trên 80%). Do sản phẩm của làng nghề chủ yếu là phục vụ trong sinh hoạt gia đình và nguồn tiêu thụ các sản phẩm ở làng nghề chủ yếu do người làm tự đưa sản phẩm đi bán; chưa có đầu mối liên kết để tiêu thụ ở ngoài tỉnh; giá trị mang lại chưa cao… Từ đó, thu nhập của các hộ trong làng nghề thường bấp bênh.

Hiện nay, chỉ có một số làng nghề có giá trị mang lại khá cao từ sản phẩm, như Làng nghề trồng hoa kiểng (xã Long Đức), Làng nghề trồng hoa kiểng Phường 4 (thành phố Trà Vinh); Làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải); Làng nghề bánh tét Trà Cuôn (xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang); Làng nghề rượu Xuân Thạnh (xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành)….

Đồng chí Huỳnh Kim Nhân, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: để xây dựng các giải pháp mang tính đột phá cho phát triển nghề trong thời gian tới; đặc biệt là trong việc xây dựng sản phẩm OCOP gắn với làng nghề và nông thôn mới nhằm hỗ trợ tích cực đối với nghề truyền thống của địa phương để tăng giá trị sản phẩm làng nghề...

Tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch làng nghề phù hợp tiềm năng; mời gọi đầu tư, cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại; đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường đào tạo nghề cho lao động; xúc tiến quảng bá thương hiệu gắn với tiêu thụ sản phẩm… Việc khôi phục, phát triển hiệu quả, bền vững ngành nghề, làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả.

 Bài, ảnh: HỮU HUỆ

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top