Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Suy giảm dân số, nỗi lo không của riêng ai! 

Xu hướng tỷ lệ sinh thấp, dân số suy giảm và già hóa nhanh chóng đang khiến nhiều nước đối mặt với “khủng hoảng nhân khẩu học”, đe dọa sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự tồn vong của dân tộc. Các nước đã làm gì để thúc đẩy tỷ lệ sinh và thích ứng với thực trạng dân số già?

Xu hướng tỷ lệ sinh thấp, dân số suy giảm và già hóa nhanh chóng đang khiến nhiều nước đối mặt với “khủng hoảng nhân khẩu học”, đe dọa sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự tồn vong của dân tộc. Các nước đã làm gì để thúc đẩy tỷ lệ sinh và thích ứng với thực trạng dân số già?

Chương trình “Bà Vương nói chuyện mai mối” được tổ chức tại Hà Nam (Trung Quốc) nhằm khuyến khích người trẻ kết hôn.

Tỷ lệ sinh giảm mạnh từ Á sang Âu

Tại khu vực châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện là hai nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.

Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết tỷ suất sinh (số con trung bình mà một phụ nữ sinh ra) của Hàn Quốc đã giảm từ mức 0,78 vào năm 2022 xuống còn 0,72 vào năm 2023. Con số này thấp hơn nhiều so với mức sinh cần thiết 2,1 con/phụ nữ để duy trì dân số ổn định ở mức 51 triệu người mà không cần nhập cư. Số trẻ sơ sinh chào đời ở nước này trong năm 2023 ước tính dưới 230.000, thấp hơn rất nhiều so với 254.628 trẻ của năm 2022. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết trong năm học mới bắt đầu từ tháng 3, có 157 trường tiểu học khắp xứ kim chi không tuyển được học sinh lớp 1, nhiều trường thậm chí phải đóng cửa vì không có học sinh.

Bộ Y tế Nhật Bản hồi tháng 2 công bố số liệu cho thấy số trẻ được sinh ra ở nước này trong năm 2023 là 758.631 trẻ, giảm 5,1% so với năm 2022 và thấp nhất 8 năm qua. Xu hướng này khó đảo ngược trong bối cảnh số cặp kết hôn ở nước này cũng thấp kỷ lục trong năm 2023, chỉ có 489.281 cặp, giảm khoảng 30.000 cặp so với năm trước. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn chứng kiến sự suy giảm dân số tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay, khi số người qua đời trong năm 2023 là 1.590.503 người - nhiều hơn gấp đôi so với số trẻ mới sinh.

Trung Quốc cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng “nhân khẩu học” vì dân số giảm nhanh. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, dân số nước này đã giảm 2,08 triệu, chỉ còn 1,41 tỉ người trong năm 2023 và nhường ngôi “quốc gia đông dân nhất thế giới” cho Ấn Ðộ (1,43 tỉ người). Năm ngoái, Trung Quốc ghi nhận tổng số ca sinh sụt giảm năm thứ 7 liên tiếp với 9,02 triệu ca, giảm so với 9,56 triệu ca trong năm 2022. Trong khi đó, số người tử vong lại tăng hơn gấp đôi, lên 690.000 trường hợp.

Tại Ðông Nam Á, tốc độ già hóa dân số cũng đang tăng nhanh, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số được cho sẽ bắt đầu giảm trong năm 2024. Thái Lan là nước có dân số già hóa cao nhất khu vực, với 16% dân số từ 65 tuổi trở lên. Ước tính đến năm 2029, xứ Chùa Vàng sẽ gia nhập danh sách các xã hội “siêu già” với hơn 20% dân số trên 65 tuổi.

Thực trạng “người già tăng, trẻ em giảm” cũng đang xảy ra ở châu Âu. Tại Ý, trung bình mỗi phụ nữ chỉ sinh 1 con. Năm 2022, đất nước hình chiếc ủng chỉ có hơn 399.000 ca sinh, trong khi tỷ lệ người già rất cao - 184 người già/100 người trẻ. Tại Pháp, tỷ lệ sinh cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, với 678.000 ca sinh trong năm 2023. Trong khi đó, số người trên 100 tuổi ở nước này đã tăng kỷ lục lên 31.000 người.

Thụy Sĩ cũng ghi nhận tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, chỉ 1,39 trẻ/phụ nữ. Viện nghiên cứu Dân số Liên bang Ðức (BiB) công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh tại Ðức đã giảm từ 1,57 trẻ/phụ nữ vào năm 2021 xuống còn khoảng 1,36 trẻ/phụ nữ vào năm 2023. Tình hình tại Canada cũng không mấy sáng sủa khi tổng tỷ suất sinh của nước này vào năm 2022 chỉ đạt 1,33 trẻ/phụ nữ, mức thấp nhất trong hơn 100 năm. Dự kiến đến năm 2050, khoảng 30% dân số châu Âu là người cao tuổi.

Hàng loạt biện pháp thúc đẩy tỷ lệ sinh

Các chuyên gia nhân khẩu học cho biết có nhiều lý do khiến người dân ở các nước ngày càng sinh ít con. Một trong số đó là việc phụ nữ ngày càng độc lập về kinh tế và lựa chọn sinh con muộn hơn để tập trung phát triển sự nghiệp. Ðối với nhiều cặp vợ chồng, áp lực về kinh tế - đặc biệt là chi phí nuôi dạy trẻ ngày một gia tăng - là nguyên nhân chính khiến họ trì hoãn hoặc thậm chí không muốn sinh con.

Nhằm cải thiện tình trạng suy giảm dân số và thiếu hụt lao động, nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ và khuyến khích sinh con. Nhật Bản ban hành các chính sách tập trung hỗ trợ điều trị vô sinh, chăm sóc thai kỳ, sinh con và nuôi con nhỏ. Hàn Quốc thì đưa ra nhiều gói ưu đãi tài chính cho các cặp vợ chồng sinh con và tăng khoản trợ cấp hằng tháng cho các bậc cha mẹ. Cụ thể, Ủy ban xã hội về tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa của Hàn Quốc cho biết từ năm 2024, các gia đình có thể nhận được khoản trợ cấp trị giá lên tới 29,6 triệu won (hơn 545 triệu đồng) cho mỗi trẻ em, cũng như nâng trợ cấp lương cho cha mẹ lên 12 triệu won trong năm đầu tiên sinh con, 6 triệu won cho năm thứ hai, sau đó nhận 1,2 triệu won mỗi năm cho đến khi trẻ đủ 7 tuổi.

Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh trợ cấp tài chính cho các gia đình sinh thêm con. Ảnh: Reuters

Sau khi đã bỏ chính sách 1 con và cho phép mỗi gia đình sinh 2 con hồi năm 2016, Trung Quốc hồi tháng 5-2021 đã cho phép mỗi gia đình sinh tối đa 3 con và 2 tháng sau đó dỡ bỏ mọi giới hạn. Bộ Y tế Thái Lan đã phát động chiến dịch mang tên “Sinh con, Thế giới vĩ đại” nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con và thúc đẩy tỷ lệ sinh vốn đang thấp kỷ lục.

Cải thiện tỷ lệ sinh cũng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ Pháp trong năm 2024. Tổng thống Emanuel Macron tuyên bố sẽ cải cách chế độ nghỉ phép cho cha mẹ để giúp họ chăm sóc gia đình. Chính phủ Hungary thì tích cực triển khai nhiều chương trình khuyến khích người dân kết hôn và sinh con như hỗ trợ mua nhà và các khoản vay lãi suất thấp cho các cặp đôi mới kết hôn.

Nhằm thúc đẩy thanh niên lập gia đình và sinh con, nhiều mô hình mai mối cũng xuất hiện tại Hàn Quốc và Trung Quốc. Thông qua các buổi gặp gỡ hoặc xe duyên trực tuyến cho các cặp đôi, các nhà tổ chức hy vọng có thể mai mối thành công và góp phần thúc đẩy gia tăng dân số cho quốc gia.

Thách thức và cơ hội từ “nền kinh tế bạc”

Tình trạng già hóa dân số khiến các chính phủ phải tăng chi cho các chương trình phúc lợi xã hội. Ðiều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế khi ngân sách thu vào không đủ đáp ứng những chương trình như vậy. Dân số già nhanh còn đồng nghĩa với việc có ít người trong độ tuổi lao động hơn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.

Mặc dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng già hóa dân số cũng mang lại lợi ích khi các nước thúc đẩy sự đóng góp của người cao tuổi vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Chẳng hạn, Singapore năm 2022 đã nâng tuổi nghỉ hưu lên 63 và tuổi tái tuyển dụng lên 68 để tận dụng nhân lực lớn tuổi, cũng như giúp các công ty duy trì nguồn lao động. WHO kêu gọi các nước tìm cách giúp người già duy trì, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, sự độc lập cũng như chất lượng cuộc sống.

Hiện tại, chính phủ nhiều nước và các doanh nghiệp cũng đang thay đổi cách tiếp cận trước thực trạng dân già hóa - bao gồm đẩy mạnh lĩnh vực chăm sóc người lớn tuổi. Tại Hàn Quốc, khi số lượng cơ sở chăm sóc trẻ em giảm xuống, người ta chuyển sang mở rộng số lượng cơ sở chăm sóc người cao tuổi để phục vụ nhóm dân số này. Tương tự, “nền kinh tế bạc” của Singapore cũng đang bùng nổ, từ các công ty khởi nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để điều trị cho bệnh nhân cao tuổi, cho đến các nền tảng số quản lý hàng hóa phục vụ nhu cầu của họ.

Tại Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp hiện đẩy nhanh kế hoạch ứng dụng công nghệ AI vào việc chăm sóc người cao tuổi. Trinity, một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các camera an ninh, đã phát triển các sản phẩm giúp phát hiện người già bị chứng mất trí nhớ dẫn đến đi lạc. Còn công ty Fujitsu thì đang phát triển sản phẩm ứng dụng AI vào phân tích cử động và cảnh báo té ngã đối với người cao tuổi. Hãng sản xuất tã trẻ em nổi tiếng Nhật Bản Oji Holding đã ngưng sản xuất dòng sản phẩm cho trẻ em và chuyển sang làm mặt hàng phục vụ cho người cao tuổi.

97% các quốc gia sẽ giảm dân số 

Theo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí The Lancet, đến năm 2100, có tới 97% các quốc gia trên toàn cầu sẽ không đạt được tỷ lệ sinh đủ để duy trì quy mô dân số.
Cụ thể, phân tích của các chuyên gia đến từ Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy có tới 3/4 số quốc gia trên thế giới sẽ không đạt được tỷ lệ sinh đủ để duy trì quy mô dân số vào năm 2050. Họ ước tính tổng tỷ suất sinh toàn cầu sẽ giảm từ 2,23 vào năm 2021 xuống còn 1,68 vào năm 2050 và 1,57 vào năm 2100, nghĩa là dân số của hầu hết các quốc gia sẽ giảm vào cuối thế kỷ này, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về địa chính trị, kinh tế và xã hội.

NGUYỆT CÁT (Tổng hợp)

Máy bay tư nhân chở 9 người mất tích tại khu vực miền núi Indonesia

Một chiếc máy bay nhỏ, chở 9 người, trong đó có một trẻ em, đã mất tích ngày 11/8 trong khi bay qua khu vực miền núi thuộc tỉnh Papua, miền Đông Indonesia.

Cuba thực hiện quy trình tham vấn dân chủ về dự thảo Hiến pháp mới

Ngày 11/8, truyền thông Cuba đã đăng tải quy trình xử lý ý kiến của người dân đối với bản dự thảo Hiến pháp mới vừa được Quốc hội nước này thông qua hôm 22/7 vừa qua.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Anh: Xả súng tại thành phố Manchester khiến nhiều người bị thương

Ít nhất 10 người bị thương và phải nhập viện sau khi xảy ra một vụ xả súng ngày 12/8 tại khu vực Moss Side, phía Nam thành phố Manchester, miền Bắc nước Anh.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran công bố thêm thông tin vụ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ

Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh cho biết một máy bay do thám của Mỹ đã xuất hiện gần chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ nhưng Iran đã lựa chọn phương án không tấn công.

Nhật Bản nêu các nội dung hội đàm song phương tại Hội nghị G20

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka từ ngày 28-29/6 tới.

Điểm nhấn trong quan hệ đồng minh đặc biệt Trung Quốc-Triều Tiên

Hoạt động tiếp đón lễ tân dành cho Chủ tịch Trung Quốc được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của Triều Tiên, và vượt xa tiếp đón 'cấp cao nhất' của nước này đối với một lãnh đạo nước ngoài.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – LB Nga đi vào thực chất

Đó là tiêu đề bài viết của chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Nga đăng trên báo “Mùa xuân nước Nga” (Rusvesna) nhân chuyến thăm LB Nga sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – LB Nga đi vào thực chất

Đó là tiêu đề bài viết của chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Nga đăng trên báo “Mùa xuân nước Nga” (Rusvesna) nhân chuyến thăm LB Nga sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Lần đầu tổ chức chương trình Sinh viên Lào với gia đình Việt

(ĐCSVN) – Theo chương trình “Sinh viên Lào với gia đình Việt”, 13 gia đình người Việt tại TP.Hồ Chí Minh sẽ đón nhận 24 sinh viên Lào về sống như con cái trong nhà. Đây là chương trình thí điểm lần đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh.

Lần đầu tổ chức chương trình Sinh viên Lào với gia đình Việt

(ĐCSVN) – Theo chương trình “Sinh viên Lào với gia đình Việt”, 13 gia đình người Việt tại TP.Hồ Chí Minh sẽ đón nhận 24 sinh viên Lào về sống như con cái trong nhà. Đây là chương trình thí điểm lần đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh.

Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vùng biên giới Việt - Lào

Với chủ đề "Đoàn kết, hữu nghị và phát triển", Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019, diễn ra từ ngày 17 - 19/5, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary

Ngày 25/6/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hungary.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Top