Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tại sao bà Mai Kiều Liên rời vị trí chủ tịch Vinamilk?

Mặc dù đã có một số thông tin về việc bà Mai Kiều Liên, chủ tịch HĐQT Vinamilk, sẽ nghỉ hưu từ năm 2016. Song, việc bà Liên rời ghế Chủ tịch HĐQT thời điểm này, dư luận tỏ ra khá… bất ngờ. Vậy tại sao bà Liên rời vị trí mà bà đã gắn bó nhiều năm qua?

Người thay bà Liên đã chính thức ngồi vào vị trí Chủ tịch HĐQT Vinammilk từ hôm qua (25/7/2015), nhưng đến thời điểm này những thông tin về nguyên nhân thực sự bà Liên rời ghế vẫn khá kín khiến dư luận thêm tò mò.


Bà Mai Kiều Liên là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam (Ảnh: KT)

Báo giới cho hay, chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, bà Liên cho biết không còn là người đại diện phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp vì theo quy định đã quá tuổi làm việc. Ngoài ra, bà kiêm nhiệm 2 chức vụ là Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Vinamilk đã nhiều năm. Do vậy, đây là năm bản lề để công ty đào tạo thế hệ người kế nhiệm mới nhằm đưa công ty phát triển.

Tuy nhiên, theo thông tin về tuổi của bà Liên và người kế vị (bà Lê Thị Băng Tâm) được công khai thì bà Liên sinh năm 1953, còn bà Tâm sinh năm 1947. Như thế, bà Tâm còn nhiều hơn bà Liên tới 6 tuổi.

Một lý do nữa được báo giới thông tin theo diễn biến tại đại hội cổ đông năm 2015 của Vinamilk mới diễn ra. Đó là bà Liên nói rõ trước Đại hội rằng, một cổ đông lớn gửi bản đề xuất mong muốn đưa thêm vấn đề bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập trong ĐHCĐ lần này. Sau đó, thông tin về cổ đông lớn này được tiết lộ chính là đề xuất của SCIC.

Việc đưa thêm người vào HĐQT của Vinamilk được nhận định là sẽ có ảnh hưởng lớn vị trí người dẫn đầu VNM trong nhiệm kỳ kế tiếp. Vì năm 2016 sẽ làm năm bà Mai Kiều Liên hết nhiệm kỳ, nên có thể sẽ có sự thay đổi mới về chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc. Công ty đã đệ trình ĐHCĐ thông qua vấn đề kiêm nhiệm này trong năm nay nhưng ghi vào biên bản ghi nhớ vấn đề không kiêm nhiệm này vào biên bản, uỷ quyền cho HĐQT quyết định việc tách chức danh này trong thời điểm phù hợp nhất.

Do đó, đến thời điểm hiện nay, lý do tách 2 chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám Vinamilk được coi là nguyên nhân chính khiến bà Mai Kiều Liên rời ghế Chủ tịch.

Tuy rời ghế Chủ tịch, bà Mai Kiều Liên vẫn là Tổng giám đốc của Vinamilk, đồng thời là thành viên HĐQT công ty này, song vẫn khiến các cổ đông có sự tiếc nuối. Bởi vì bà Mai Kiều Liên không chỉ là đại diện 1 phần vốn góp của SCIC tại Vinamilk, mà bà còn được coi là "linh hồn", thậm chí là tên của bà gắn với thương hiệu Vinamilk, công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Dọc đường thành công của Vinamilk nhiều năm qua gắn liền tên tuổi Mai Kiều Liên.

Do vậy, mặc dù tên tuổi của người kế nhiệm là bà Lê Thị Băng Tâm không mấy xa lạ trong giới tài chính, nhưng đặt cái tên Lê Thị Băng Tâm cạnh thương hiệu Vinamilk vẫn gây ra cảm giác mới mẻ, xa lạ với những ai quan tâm đến ngành sữa Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng. Bởi bà Tâm mới tham gia quản trị Vinamilk kể từ tháng 4/2013, song hành với việc làm Chủ tịch Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank).

Trong khi đó, bà Mai Kiều Liên lại rất nổi tiếng trong giới doanh nhân, nhất là ngành sữa. Cái tên Mai Kiều Liên từng nhiều lần được xướng lên trong các buổi trao giải thưởng danh giá dành cho doanh nhân không chỉ là người Việt.

Cụ thể, nguyên quán ở Cần Thơ, nhưng sinh ra tại Pháp và được đào tạo bài bản ở Nga, bà Mai Kiều Liên đã trở về và gắn bó với Vinamilk từ những ngày đầu thành lập, tiền thân là Công ty Sữa-Cà phê Miền Nam vào năm 1976.

Từ công việc ban đầu là kỹ sư, bà Mai Kiều Liên đã không ngừng phấn đấu và được tín nhiệm giao vị trí Tổng Giám đốc Vinamilk từ năm 1992 đến nay. Năm 2003, khi Vinamilk được cổ phần hoá, bà kiêm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Qua nhiều năm công tác và lãnh đạo, bà Mai Kiều Liên đã có nhiều đóng góp to lớn giúp Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Vinamilk cũng đã tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sữa của người Việt và phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành sữa Việt Nam.

Hơn 90% những sản phẩm mới được công ty đưa ra thị trường hàng năm được phát triển dựa trên ý tưởng của bà. Và thực tế đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành công nhất tại Việt Nam có vốn hoá lớn thứ 2 thị trường, khoảng 5 tỷ USD (tương đương hơn 100.000 tỷ đồng), doanh thu năm 2014 đạt gần 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng trên 6.000 tỷ đồng.

Một giải thưởng lớn và danh giá mà bà Mai Kiều Liên vừa được nhận sáng 20/5/2015 là Giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 do báo Nikkei, Nhật Bản trao tặng.

Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC) gọi CEO Vinamilk Mai Kiều Liên là “nữ hoàng sữa” và “Margaret Thatcher của Việt Nam”.

Trước đó, bà Mai Kiều Liên cũng đã được Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 48 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2014.

Còn năm 2012, Tạp chí Forbes cũng đã bình chọn bà vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực tại châu Á. Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) cũng đã bình chọn bà nhận giải thưởng “Asian Excellence Recognition Awards 2012” (Những cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012)…./.

Xuân Thân/VOV.VN (Tổng hợp)

 

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top