Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tế bào gốc: phương pháp mới trong can thiệp cho trẻ tự kỷ

Ngày 04/5, Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện European Wellness phối hợp cùng Mạng lưới tự kỷ Việt Nam đồng tổ chức hội thảo “Phương pháp mới trong can thiệp cho trẻ tự kỷ” nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và chuyên gia.

Trẻ tự kỷ đang là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn trong xã hội để có những biện pháp phát hiện, chữa trị kịp thời. (Ảnh: NGỌC NHI)

Chia sẻ tại hội thảo, BS.CKII Thái Thị Thanh Thủy - nguyên trưởng khoa tâm lý trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cung cấp những phương pháp mới nhất để hiểu và ứng dụng hiệu quả vào việc hỗ trợ trẻ tự kỷ.

Theo nghiên cứu, đa số các trường hợp trẻ tự kỷ đều có nguyên nhân xuất phát từ não bộ như sự "khác biệt" ở các vùng não, sự thiếu liên kết giữa các vùng bán cầu não trái và phải.

Có nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ như y sinh, tâm lý, giáo dục đặc biệt, âm ngữ trị liệu, y học cổ truyền, tế bào gốc.

Về liệu pháp tế bào gốc - đây là một hướng đi mới, có hiệu quả cao trong can thiệp cho trẻ tự kỷ, tác động đúng trọng tâm vào những vùng não cần được can thiệp.

Tế bào gốc phục hồi hiệu quả các cơ quan, mô bị tổn thương bằng cách kích thích hệ thống sửa chữa bẩm sinh của tế bào bị hư hỏng; kích hoạt chức năng tăng trưởng của tế bào không hoạt động và thay thế các tế bào đã bị thoái hóa, hư hỏng.

Đặc biệt, hội thảo còn có sự hiện diện của GS.TS Mike Chan - chủ tịch European Wellness Group - chia sẻ về những phương pháp can thiệp đối với trẻ mắc chứng tự kỷ thông qua các thành tựu của y sinh học tái tạo, phương pháp tế bào gốc.

GS Mike Chan nhấn mạnh liệu pháp tế bào gốc là một thủ tục điều trị xâm lấn tế bào gốc sống có nguồn gốc từ con người hoặc động vật, sau đó cấy vào người nhận.

Các loại tế bào gốc được chỉ định cho hội chứng tự kỷ như thùy trán, thùy thái dương, đồi thị, nhân nền, vùng dưới đồi, vỏ não...

Liệu pháp này sẽ sử dụng các loại tế bào gốc được biệt hóa chuyên biệt dành riêng cho từng vùng não. Cải thiện trọng tâm từng chức năng theo đúng tình trạng của trẻ.

Phương pháp này không chỉ cải thiện ở trẻ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ mà còn đối với người lớn có các triệu chứng thần kinh tương tự./.

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/te-bao-goc-phuong-phap-moi-trong-can-thiep-cho-tre-tu-ky-20240504145520857.htm

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top