Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Trường Trung cấp Pali - Khmer tỉnh Trà Vinh đón tuổi lên 10

Trường Trung cấp Pali - Khmer (Phường 8, thành phố Trà Vinh), được thành lập theo Quyết định số 459/QĐ-UBND, ngày 07/4/2014 của UBND Trà Vinh; trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Trà Vinh. Qua 10 năm hình thành và phát triển, Trường đã có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực đào tạo; hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Chôl Chnam Thmây năm nay, thầy và trò Trường Trung cấp Pali - Khmer tỉnh còn đón tuổi lên 10.

 

10 tuổi - không dài, nhưng Trường Trung cấp Pali - Khmer đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao: đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực Khmer, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh. 

Chia sẻ về những khó khăn thời gian đầu khi Trường mới thành lập, thầy Lâm So Rone, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Pali - Khmer cho biết: khi đó, Trường tạm mượn cơ sở vật chất tại chùa Kompong, số 220, Lê Lợi, Khóm 2, Phường 1, thành phố Trà Vinh (từ ngày 07/4/2014 đến ngày 07/6/2019) để giảng dạy. Sau đó, Trường được đầu tư xây dựng mới tại số 375, Nguyễn Du, Khóm 4, Phường 8, thành phố Trà Vinh. Trường được đầu tư khang trang, mang đậm dấu ấn của đồng bào Khmer gồm: khu học chính, hiệu bộ, phòng truyền thống, nhà ăn, phụ trợ, thư viện, phòng thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh; phòng Tin học, phòng Tiếng Anh, ký túc xá đủ chỗ cho 144 tăng sinh, học sinh sinh hoạt và học tập...

Bắt đầu từ năm học 2019 - 2020, Trường đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu học tập của tăng sinh, học sinh là con em đồng bào Khmer trong tỉnh. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

Trong 10 năm qua, Trường luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh; đặc biệt là của Sở Giáo dục và Đào tạo. Hiện trường có chi bộ, với 15 đảng viên, trực thuộc Đảng bộ Sở GD-ĐT; Công đoàn Trường, với 24 đoàn viên công đoàn, trực thuộc Công đoàn ngành GD-ĐT. Về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, Trường có 04 tổ chuyên môn gồm: Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội; Pali - Khmer và Văn phòng, với 26 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động. Trong đó, có 11 giáo viên giảng dạy hệ giáo dục thường xuyên, 04 giáo viên dạy hệ Pali - Khmer. Đội ngũ giáo viên, nhân viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, đa số có kinh nghiệm trong công tác, có chuyên môn tốt; tích cực, nhiệt tình và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ cũng như công việc được giao.

10 năm qua, Trường đã mở 08 khóa, với 256 tăng sinh, học sinh theo học. Kết quả, trong 256 tăng sinh, học viên đã thi đậu tốt nghiệp, có 85 học viên tiếp tục đăng ký thi vào các trường học cao đẳng, đại học trong và ngoài nước. 

Từ khi thành lập Trường đến nay, đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đồng bào Phật tử, sư sãi Khmer trong tỉnh. Đã đóng góp tích cực vào công tác đào tạo, gồm hệ giáo dục thường xuyên, tiếng Pali, Ngữ văn Khmer và giáo lý Phật giáo cho tăng sinh, học sinh Khmer trong tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ Phật học cho tăng sinh, học sinh Khmer và sau khi tốt nghiệp ra trường các học viên có điều kiện tham gia học ở bậc cao hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và Giáo hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trường thực hiện công tác quản lý chương trình dạy và học đảm bảo đúng theo quy định; đáp ứng với tâm tư, nguyện vọng của các vị cao tăng, cán bộ lãnh đạo, nguyên là cán bộ lãnh đạo cách mạng hưu trí và phần lớn của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

Cô Kim Thị Phượng, đang dạy môn Hóa học, cho tăng sinh lớp 12A.

 

Thầy Lâm So Rone, Phó Hiệu trưởng Trường cho biết thêm: năm học 2022 - 2023, thầy và trò Trường Trung cấp Pali - Khmer gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Trường có 21 tăng sinh, học sinh xếp loại giỏi, chiếm 14%; 68 tăng sinh, học sinh xếp loại khá, chiếm 45%; tăng sinh, học sinh thi tốt nghiệp THPT đạt 96,15%. Năm học 2023 - 2024, Trường có 150 tăng sinh, học sinh. Trong đó có 80 tăng sinh, học sinh được xét tuyển đầu cấp (lớp 10)...

Cô Kim Thị Phượng, giáo viên giảng dạy môn Hóa, chia sẻ: Trường rất tự hào về kết quả học tập của tăng sinh và học sinh. Kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD - ĐT... điều kiện dạy và học của Trường đảm bảo theo yêu cầu của ngành GD-ĐT...

Với đặc thù của Trường, những tăng sinh, học sinh đang học tại trường được thụ hưởng từ các chính sách theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT, ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ GD-ĐT về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, tăng sinh, học sinh Trường Trung cấp Pali - Khmer và các trường dự bị Đại học dân tộc và các văn bản có liên quan, từ đó, tăng sinh, học sinh an tâm học tập.

Tăng sinh Chim Hùng, lớp 12A của Trường cho biết: ở tập trung, học đúng giờ, chấp hành tốt nội quy là trách nhiệm của tăng sinh. Phát huy những kết quả đạt được trong học tập của những tăng sinh, học sinh đi trước, nên chúng tôi luôn nỗ lực và quyết tâm học tập...

Trường Trung cấp Pali - Khmer ra đời góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ dân trí cao trong đồng bào dân tộc và sư sãi Khmer, phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; đặc biệt, trong vùng đồng bào dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Đã chi 4.360 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng theo Nghị quyết số 68

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến hết ngày 27/9/2021, 62 địa phương đã thực rút tiền từ KBNN tổng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) là 4.360 tỷ đồng để hỗ trợ cho 4.768.967 đối tượng người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Đưa người dân Quảng Nam có hoàn cảnh khó khăn trở về quê

(ĐCSVN) – Chiều 4/10, chuyến bay VN9122 của Vietnam Airlines đã khởi hành từ TP.Hồ Chí Minh và hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng lúc 17h15 với gần 200 hành khách là người Quảng Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê từ các tỉnh, thành phía Nam.

Tiết kiệm năng lượng đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Tiết kiệm năng lượng (TKNL) đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN), như tiết giảm chi phí sản xuất, vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực ứng dụng công nghệ, cũng như uy tín thương hiệu trong bối cảnh sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đang trở thành tiêu chí trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.

Phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch COVID - 19

(ĐCSVN) - Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang phải gánh chịu tác động nặng nề của đại dịch. Trong năm 2020, nhiều quốc gia trong khu vực đã kiểm soát thành công dịch COVID-19 và các hoạt động kinh tế được khôi phục. Tuy nhiên, đến năm 2021, nền kinh tế khu vực này lại tiếp tục bị dịch bệnh tàn phá.

Hoàn thiện hơn khung thể chế và pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

(ĐCSVN) – Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), khoảng cách giữa không gian vật lý và không gian kỹ thuật số đang dần được thu hẹp lại; xuất hiện nhiều thay đổi to lớn và kèm với đó, thể chế cùng khung pháp luật cần được thay đổi để bắt kịp với xu hướng mới.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top