Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Việt Nam tham gia phiên họp Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế

Đại sứ Nguyễn Phương Nga đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị và chống phổ biến, đề cao chủ nghĩa đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị và chống phổ biến, đề cao chủ nghĩa đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, từ ngày 02-10/10/2017 tại trụ sở Liên hợp quốc diễn ra phiên thảo luận chung của Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1), trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 72 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Miroslav Lajčák nhận định một trong những thách thức to lớn thế giới đang phải đối mặt kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh là khủng hoảng vũ khí hạt nhân, kêu gọi các nước tăng cường cam kết chính trị nhằm thúc đẩy các nỗ lực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân trên cơ sở Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.

Ông Lajčák cho rằng những tiến bộ trong chương trình nghị sự về giải trừ quân bị sẽ hỗ trợ đắc lực giúp Liên hợp quốc đạt được những mục tiêu khác như phát triển bền vững, cứu trợ nhân đạo và bình đẳng giới.

Trong khi đó, Đại diện cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu khẳng định vai trò quan trọng của giải trừ quân bị, bao gồm giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và đóng góp vào phát triển chung, nhấn mạnh vai trò của các biện pháp xây dựng lòng tin và đối thoại giữa các bên liên quan.

Trong phát biểu, đa số các nước chia sẻ quan điểm trên, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy các khu vực phi vũ khí hạt nhân, tăng cường các cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và kêu gọi các nước tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan về giải trừ quân bị và chống phổ biến, trong đó có Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân và Công ước cấm thử hạt nhân toàn diện.

Đại diện các khu vực, tổ chức, trong đó có Phong trào Không liên kết và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng sử dụng và phát triển vũ khí hạt nhân và tiến trình giải trừ quân bị trì trệ của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, khẳng định quyền chính đáng của mỗi quốc gia trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải trừ quân bị và chống phổ biến, đề cao chủ nghĩa đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, coi đó là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán và là cách tiếp cận hiệu quả giúp xây dựng lòng tin trong giải quyết các vấn đề quốc tế.

Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng trân trọng cảm ơn, đánh giá cao và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế đã và đang giúp Việt Nam triển khai hiệu quả Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, nhất là trong lĩnh vực rà phá bom mìn và hỗ trợ nạn nhân.

Kỳ họp của Ủy ban 1 dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11/2017 và sẽ thảo luận nhiều đề mục về các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh an toàn ngoài khoảng không vũ trụ./. 

Theo TTXVN

Máy bay tư nhân chở 9 người mất tích tại khu vực miền núi Indonesia

Một chiếc máy bay nhỏ, chở 9 người, trong đó có một trẻ em, đã mất tích ngày 11/8 trong khi bay qua khu vực miền núi thuộc tỉnh Papua, miền Đông Indonesia.

Cuba thực hiện quy trình tham vấn dân chủ về dự thảo Hiến pháp mới

Ngày 11/8, truyền thông Cuba đã đăng tải quy trình xử lý ý kiến của người dân đối với bản dự thảo Hiến pháp mới vừa được Quốc hội nước này thông qua hôm 22/7 vừa qua.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Anh: Xả súng tại thành phố Manchester khiến nhiều người bị thương

Ít nhất 10 người bị thương và phải nhập viện sau khi xảy ra một vụ xả súng ngày 12/8 tại khu vực Moss Side, phía Nam thành phố Manchester, miền Bắc nước Anh.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran công bố thêm thông tin vụ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ

Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh cho biết một máy bay do thám của Mỹ đã xuất hiện gần chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ nhưng Iran đã lựa chọn phương án không tấn công.

Nhật Bản nêu các nội dung hội đàm song phương tại Hội nghị G20

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka từ ngày 28-29/6 tới.

Điểm nhấn trong quan hệ đồng minh đặc biệt Trung Quốc-Triều Tiên

Hoạt động tiếp đón lễ tân dành cho Chủ tịch Trung Quốc được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của Triều Tiên, và vượt xa tiếp đón 'cấp cao nhất' của nước này đối với một lãnh đạo nước ngoài.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp phát triển đất nước

(ĐCSVN) – Phát biểu tại buổi “Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019", đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, luôn quan tâm đầu tư và đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, khoa học.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary

Ngày 25/6/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hungary.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Top