Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vòng xoáy căng thẳng mới trong quan hệ Iran - phương Tây 

Tình hình Trung Đông gần đây trở nên căng thẳng sau vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến quốc gia “nạn nhân” tung đòn đáp trả chưa từng có. Bênh vực Tel Aviv, phương Tây nhảy vào trừng phạt Tehran mặc dù đôi bên từng là đồng minh.

Tình hình Trung Đông gần đây trở nên căng thẳng sau vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến quốc gia “nạn nhân” tung đòn đáp trả chưa từng có. Bênh vực Tel Aviv, phương Tây nhảy vào trừng phạt Tehran mặc dù đôi bên từng là đồng minh.

Từ đồng minh đến đối địch

Năm 1953, Thủ tướng Iran Mohammad Mosaddegh quyết định quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ của Anh khiến cường quốc này nổi giận. Anh sau đó hỗ trợ cho một cuộc đảo chính lật đổ vị thủ tướng dân cử này, đưa ông Mohammed Reza Pahlavi lên ngôi vua, biến Iran từ một nước dân chủ thành quân chủ.

Cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga, Trung Quốc và Iran gần đây đóng vai trò như một lời nhắc nhở đối với Mỹ rằng bộ ba này đang tìm cách tạo ra một đối trọng quân sự với phương Tây. Ảnh: Iranian Army Office

Sau cuộc chính biến, Mỹ bắt đầu can dự vào Iran, ra sức củng cố quyền lực chính trị và quân sự ở nước này. Sự hỗ trợ của Washington giúp kinh tế Tehran tăng trưởng ấn tượng trong thập niên 1960 và 1970.

Trong khi đó, Vua Pahlavi dù có nhiều cải cách hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng bị coi là con rối của phương Tây. Đầu năm 1979, Vua Pahlavi thông báo đi nghỉ ở nước ngoài và người dân Iran coi đây là sự chấm dứt chế độ cầm quyền của ông. Vài tuần sau, Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini từ Pháp trở về Iran lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo. Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời ngày 1-4-1979 sau một cuộc trưng cầu dân ý.

Tháng 10-1979, Mỹ cho phép quốc vương Pahlavi nhập cảnh để điều trị ung thư, trong khi Iran đòi Mỹ giao nộp ông này để xét xử và xử tử. Không lâu sau, một nhóm sinh viên đại học Iran xông vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran, bắt giữ 52 nhân viên làm con tin trong 444 ngày, sự kiện được gọi là cuộc khủng hoảng con tin Iran.

Mỹ coi vụ bắt giữ trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, khiến quan hệ hai nước “căng như dây đàn”. Mỹ và Iran sau đó đàm phán và các con tin được phóng thích vào đầu năm 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Cũng trong năm đó, Iran phát động chiến tranh với nước láng giềng Iraq. Mỹ có những động thái hỗ trợ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein chống lại Iran trong cuộc chiến 8 năm. Khi căng thẳng khu vực leo thang, tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm máy bay Iran Air 655 khiến 290 người chết. Mỹ gọi vụ việc này là tai nạn, trong khi Iran cho rằng đây là hành vi có chủ đích.

Phương Tây ra sức hỗ trợ Israel

Cuộc khủng hoảng hiện nay nổ ra vào ngày 1-4 khi Israel oanh tạc lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến 7 sĩ quan Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng. Iran trả đũa bằng cách phóng trực tiếp hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Israel.

Hiện trường vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria ngày 1-4. Ảnh: Reuters

Đó là lý do Mỹ cùng các đồng minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Iran. Ngày 18-4, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào hoạt động sản xuất UAV của Iran, đồng thời áp đặt các hạn chế đi lại bổ sung đối với phái đoàn của Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahianin khi ông đến New York để tham dự các cuộc họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 22-4 đã nhất trí trên nguyên tắc về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, thông qua việc nhất trí mở rộng các biện pháp hạn chế xuất khẩu vũ khí của Tehran đối với tên lửa hoặc UAV. EU muốn ngăn Iran giao vũ khí cho các lực lượng thân nước này ở Trung Đông, bao gồm phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza mà Israel đang quyết tâm xóa sổ.

Ngoại trưởng Iran Amirabdollahian đã lấy làm tiếc trước việc EU công bố các biện pháp trừng phạt nước này, sau cuộc tấn công đáp trả Israel mà Tehran cho là nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Ngày 23-4, Thượng viện Mỹ đã phê duyệt 4 dự luật viện trợ nước ngoài có tổng giá trị 95 tỉ USD, trong đó chi 26 tỉ USD cho Israel. Mỹ không có hiệp ước quốc phòng với Israel và chỉ ràng buộc thông qua các gói viện trợ, song Tel Aviv nhiều thập kỷ qua là đối tác đáng tin cậy nhất của Washington ở Trung Đông. Israel cũng là nước nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai. Theo thỏa thuận 10 năm ký kết năm 2019, Washington cam kết cung cấp cho Tel Aviv 38 tỉ USD viện trợ quân sự tới năm 2028. Hai bên hợp tác chặt chẽ về các hệ thống quân sự hiện đại, gồm mạng lưới phòng không Vòm Sắt.

Với hệ thống Vòm Sắt tinh vi, Israel đã cùng các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp và Jordan đánh chặn thành công 99% tên lửa/UAV của Iran, giúp giảm thiệt hại xuống mức không đáng kể.

“Trục Nga - Trung Quốc - Iran” chống phương Tây

Khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, bộ ba Nga, Trung Quốc và Iran đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung ở Vịnh Aden và Biển Arab, kéo dài 5 ngày trong tháng 3 vừa qua.

Sự kiện “Vành đai An ninh Hàng hải - 2024” là cuộc tập trận hải quân ba bên thứ năm kể từ năm 2019 và trải dài trên diện tích khoảng 17.000km2, bao phủ 3 trong số 5 eo biển chiến lược quan trọng nhất thế giới. Ba nước đã cử hơn 20 tàu các loại tham gia sự kiện.

Cuộc tập trận trên được mô tả là nỗ lực chung nhằm bảo vệ an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự hiện diện hải quân chưa từng có của Mỹ cùng một số nước EU ở Biển Đỏ, cuộc tập trận cũng có thể được xem như một tín hiệu rõ ràng gửi tới phương Tây và là một phần trong mô hình dài hạn hơn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Nga - Trung - Iran.

Trong vài năm qua, bộ ba nói trên đã nỗ lực xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn và thúc đẩy một chính sách đối ngoại chung, chống phương Tây. Tuy bản chất không phải là một liên minh, song sự cạnh tranh của Bắc Kinh, sự thù địch của Tehran và Mát-xcơ-va với Mỹ và phương Tây nói chung, đang đóng vai trò là động lực thắt chặt quan hệ giữa ba nước.

Iran lâu nay là mục tiêu của các lệnh trừng phạt quốc tế vốn làm tê liệt nền kinh tế nước này. Nga cũng trở thành mục tiêu trừng phạt nặng nề của phương Tây kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, trong khi Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh tế và chính trị từ Mỹ, điều này có nguy cơ leo thang hơn nữa nếu Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.

Kết quả là, Nga, Trung Quốc, Iran bắt đầu phát triển mối quan hệ thân mật hơn và tuyên truyền quan điểm chống phương Tây mạnh mẽ, hướng tới một trật tự thế giới đa cực. 

Ba nước này cũng đang tích cực hợp tác để vượt qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây và những hạn chế khác, mang lại cho Nga và Iran “chiếc phao cứu sinh”, giúp nền kinh tế của họ chịu được tác động kinh tế từ các đòn trừng phạt quốc tế hiện có. Trong khi Iran phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về xuất khẩu dầu (Bắc Kinh mua khoảng 90% dầu của đối tác này), Nga được cho là ngày càng phụ thuộc vào Iran về việc cung cấp UAV, đạn không đối đất và đạn pháo sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tehran còn bị nghi giúp Mát-xcơ-va xây dựng một nhà máy sản xuất UAV gần thủ đô của Nga để chế tạo UAV “cảm tử”. Trong khi đó, Nga đã trở thành quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất của Iran kể từ năm 2022.

Những năm gần đây chứng kiến ​​Bắc Kinh ký kết thỏa thuận chiến lược 25 năm với Tehran và quan hệ đối tác “không giới hạn” với Mát-xcơ-va. Bộ ba này còn đang soạn thảo kế hoạch thành lập các khối miễn thuế cũng như tạo ra các hệ thống thanh toán mới và các tuyến thương mại thay thế.

Tờ Izvestia mới đây dẫn lời Mohsen Rahimi, tùy viên thương mại Đại sứ quán Iran tại Mát-xcơ-va, cho biết Iran có thể bắt đầu chấp nhận thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Mir của Nga trong vòng vài tháng tới.

Mir là giải pháp của Nga nhằm thay thế Visa và Mastercard sau khi nhiều ngân hàng nước này bị loại khỏi các hệ thống thanh toán quốc tế do chiến dịch quân sự ở Ukraine. Mát-xcơ-va và Tehran cũng đã đồng ý tích hợp hệ thống Mir với thẻ Shetab của Iran, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chung.

HẠNH NGUYÊN (Tổng hợp)

Máy bay tư nhân chở 9 người mất tích tại khu vực miền núi Indonesia

Một chiếc máy bay nhỏ, chở 9 người, trong đó có một trẻ em, đã mất tích ngày 11/8 trong khi bay qua khu vực miền núi thuộc tỉnh Papua, miền Đông Indonesia.

Cuba thực hiện quy trình tham vấn dân chủ về dự thảo Hiến pháp mới

Ngày 11/8, truyền thông Cuba đã đăng tải quy trình xử lý ý kiến của người dân đối với bản dự thảo Hiến pháp mới vừa được Quốc hội nước này thông qua hôm 22/7 vừa qua.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Tìm thấy xác máy bay rơi ở Indonesia, duy nhất 1 cậu bé sống sót

Sau hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy chiếc máy bay Pilatus bị rơi tại khu vực rừng rậm ở Oksibil cùng với 8 thi thể; cậu bé 12 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau tai nạn.

Anh: Xả súng tại thành phố Manchester khiến nhiều người bị thương

Ít nhất 10 người bị thương và phải nhập viện sau khi xảy ra một vụ xả súng ngày 12/8 tại khu vực Moss Side, phía Nam thành phố Manchester, miền Bắc nước Anh.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran bắn hạ máy bay Mỹ: Nhiều hãng hàng không điều chỉnh lộ trình

Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, trong đó có British Airways, Qantas và Singapore Airlines, đã tạm dừng khai thác các chuyến bay qua Eo biển Hormuz để đảm bảo an toàn.

Iran công bố thêm thông tin vụ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ

Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh cho biết một máy bay do thám của Mỹ đã xuất hiện gần chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ nhưng Iran đã lựa chọn phương án không tấn công.

Nhật Bản nêu các nội dung hội đàm song phương tại Hội nghị G20

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ hội đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka từ ngày 28-29/6 tới.

Điểm nhấn trong quan hệ đồng minh đặc biệt Trung Quốc-Triều Tiên

Hoạt động tiếp đón lễ tân dành cho Chủ tịch Trung Quốc được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của Triều Tiên, và vượt xa tiếp đón 'cấp cao nhất' của nước này đối với một lãnh đạo nước ngoài.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Đoàn Uỷ ban Pháp luật Quốc hội thăm làm việc tại Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai bên đã trao đổi về một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và triển khai các luật pháp, chính sách về chính phủ, chính quyền địa phương, công chức/công vụ nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện số bộ luật của Việt Nam trong thời gian tới.

Phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức vào sự nghiệp phát triển đất nước

(ĐCSVN) – Phát biểu tại buổi “Gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019", đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, luôn quan tâm đầu tư và đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ trí thức, khoa học.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hungary

Ngày 25/6/2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hungary.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Campuchia đồng chủ trì Hội nghị tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar

Hội nghị Tham vấn về Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN cho Myanmar sẽ diễn ra tại Phnôm Pênh, Campuchia vào ngày mai (6/5) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.

Nhà Trắng lần đầu tiên có thư ký báo chí da màu

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã lựa chọn Karine Jean-Pierre làm thư ký báo chí Nhà Trắng, kế nhiệm Jen Psaki. Jean-Pierre là người da màu và cũng là người đồng tính công khai đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Top