Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

'An cư, lạc nghiệp' nơi biên giới

Những căn nhà khang trang được Quân khu 7 hỗ trợ từ Đề án Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới (DQBG) đã làm thay đổi vùng biên giới của tỉnh Long An, mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Chăm lo cho người dân

Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt DQBG là chủ trương đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn, vất vả với người dân vùng biên giới; đồng thời, mang tính chiến lược quốc phòng - an ninh trên tuyến biên giới của Đảng và Nhà nước.

35 căn nhà liền kề Chốt dân quân biên giới xã Mỹ Bình đang được thi công

Chạy dọc tuyến đường tuần tra biên giới đến Chốt DQBG xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, chúng tôi cảm nhận không khí vùng biên ấm áp hơn hẳn khi nhìn thấy bên đường là những căn nhà kiên cố san sát nhau dần mọc lên. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình - Nguyễn Văn Sớm chia sẻ, đợt này, xã Mỹ Bình được hỗ trợ xây dựng 35 căn nhà liền kề chốt DQBG, tất cả đều đã khởi công. Bộ Tư lệnh TP.HCM hỗ trợ 80 triệu đồng/căn.

Đối tượng thụ hưởng là người dân có sức khỏe, ý thức, trách nhiệm cao; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; có đất tư nhân hợp pháp, tình nguyện sinh sống, định cư lâu dài trong điểm dân cư biên giới; đặc biệt ưu tiên cán bộ, chiến sĩ dân quân thường trực, quân nhân dự bị chưa có nhà ở và có đất sản xuất 0,5ha trở lên ở khu vực biên giới theo Đề án quy định và được chính quyền địa phương lựa chọn, bình xét. Dự kiến cuối tháng 12/2022, 35 căn nhà điểm dân cư liền kề chốt DQBG hoàn thành và bàn giao cho người dân.

2 căn nhà liền kề chốt dân quân biên giới của mẹ con bà Nguyễn Thị Nhanh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 

Là 1 trong 80 hộ gia đình được hỗ trợ xây nhà tại điểm dân cư liền kề chốt DQBG của huyện Đức Huệ, bà Nguyễn Thị Nhanh (SN 1972, ngụ ấp 5, xã Mỹ Bình) chia sẻ: “Bộ Tư lệnh TP.HCM, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cấp lãnh đạo đã hỗ trợ vợ chồng tôi và con tôi 2 căn nhà liền kề. Mỗi căn nhà có diện tích 90m2. Sau 1,5 tháng xây dựng, 2 căn nhà đã hoàn thành, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống. Đây là niềm vui lớn, song trách nhiệm cũng hết sức nặng nề để xứng đáng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp”.

Trước đây, vợ chồng bà Nhanh xây căn nhà tạm để trông coi cánh đồng lúa của gia đình. Tuy khó khăn nhưng gia đình bà vẫn bám trụ giữ đất. Hiện tại, gia đình bà Nhanh trồng khoảng 2ha tràm và nuôi trâu, bò sinh sản, đời sống kinh tế ổn định.

Ghé thăm gia đình anh Trần Duy Thức (SN 1991, con của bà Nhanh) trong lúc anh chuẩn bị dọn vào nhà mới tại Điểm dân cư liền kề chốt DQBG xã Mỹ Bình. Ánh mắt rạng rỡ, anh Thức nói: “Mặc dù còn trẻ nhưng tôi không thích phố thị, dù gì ở quê vẫn dễ sống hơn. Hiện tại, địa phương khảo sát xây dựng đường điện, nhà giữ trẻ, nâng cấp giếng nước để bảo đảm sinh hoạt, giúp người dân an tâm lao động, sản xuất”.

“Chúng tôi sẽ nhanh chóng bắt tay vào lao động, sản xuất để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Đặc biệt, tôi sẽ chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang trên địa bàn nắm chắc tình hình, kịp thời thông báo khi có tình huống xảy ra để bảo vệ biên giới, địa phương luôn hòa bình và phát triển” - anh Thức chia sẻ thêm.

An cư để lạc nghiệp

Dọc tuyến đường tuần tra biên giới, ghé thăm gia đình ông Phan Văn Hùng (SN 1969, ngụ ấp 3, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa), là một trong những hộ được hỗ trợ nhà ở tại Điểm dân cư liền kề chốt DQBG xã Tân Hiệp, chúng tôi nhận thấy gia đình ông có cuộc sống khấm khá. Cổng rào, nhà cửa được xây dựng kiên cố với đầy đủ nội thất, tiện nghi.

Chính quyền địa phương đến thăm hỏi cuộc sống ông Phan Văn Hùng (thứ 2, trái qua) trên điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới

Quê gốc ở TP.Tân An, 30 năm trước, ông Hùng lên xã Tân Hiệp khai hoang. Thấy điều kiện sinh sống phù hợp, ông bám trụ địa phương để trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế. Ngày trước, chỉ có ông Hùng và vợ sinh sống ở đây nhưng bây giờ các con của ông cũng lên cùng. Khi mới lên lập nghiệp, ông dựng căn nhà tạm, không có đường đi, điện, nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa mưa, mỗi lần giông lốc là căn nhà phải dựng lại. Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đến nay, đời sống của gia đình ông ngày càng ổn định.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hùng không giấu được niềm vui: “Gia đình tôi và những hộ dân trong điểm dân cư liền kề chốt DQBG được Bộ Tư lệnh TP.HCM hỗ trợ mỗi hộ 80 triệu đồng để xây nhà kiên cố. Có nhà ở ổn định, vợ chồng tôi tập trung trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Hiện gia đình tôi trồng 1ha lúa, nuôi thêm trâu và đàn vịt, gà”.

Ông Hùng nói: “Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn sống ở đây. Hiện tại, ở đây cũng khá tiện nghi, điện, nước tương đối đầy đủ. Mọi người đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tình làng, nghĩa xóm luôn thắt chặt, tối lửa tắt đèn có nhau”.

Chốt trưởng Chốt dân quân thường trực xã Tân Hiệp - Dương Quốc Việt cho biết, gia đình ông Hùng là một trong những hộ dân gương mẫu, tích cực lao động, sản xuất ở địa phương. Có người lạ mặt qua lại biên giới hay những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh, trật tự, ông đều thông tin để chính quyền giải quyết nên địa bàn rất ổn định.

Có thể thấy, gia đình ông Phan Văn Hùng và bà Nguyễn Thị Nhanh là "cột mốc sống" nơi biên cương. Họ có cùng một ước vọng "an cư, lạc nghiệp", quyết tâm bám đất, góp sức giữ gìn biên giới. Đối với họ, biên giới giờ đây đã là quê hương. Đề án Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt DQBG đã thể hiện tính đúng đắn trong “xây dựng thế trận lòng dân”, để người dân tự quản đường biên, cột mốc, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị./. 

Hà Lan

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top