Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

 
TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội: Vấn đề không nằm ở “cái” chứng chỉ

Như chúng ta đều biết, phát triển nghề nghiệp chuyên môn liên tục, thường xuyên đối với giáo viên là một nhiệm vụ bắt buộc và cần thiết mà không cần phải kèm theo bất cứ một yêu cầu, mệnh lệnh hành chính nào. Đây là một nhiệm vụ tự thân, là trách nhiệm của mỗi giáo viên một khi tham gia vào nghề giáo.

Về phía giáo viên, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp là nhu cầu chính đáng, khẳng định uy tín, trình độ và năng lực phẩm chất của giáo viên qua quá trình tu dưỡng và phấn đấu. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp này cần có những “mốc” để ghi nhận, đánh giá, thậm chí là suy tôn giá trị của nhà giáo. Vì vậy mới có các văn bản qui phạm pháp luật qui định các thủ tục và yêu cầu nhiệm vụ cho từng “chặng” hoạt động.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư số 01, 02, 03 và 04 để điều chỉnh một số nội dung việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập mầm non và phổ thông. Trong Thông tư có qui định rõ về việc có chứng chỉ bồi dưỡng như một văn bản xác tín, minh chứng và công nhận những hoạt động cần thiết mà giáo viên đã thực hiện. Đây chỉ là những yêu cầu, điều kiện cần cho một hồ sơ ứng viên thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Và điều này là hoàn toàn bình thường theo những qui định của pháp luật hiện hành.

Như vậy sự cần thiết là những hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên của giáo viên (có thể theo các tiêu chí khác nhau; trong trường hợp này là theo tiếp cận “thăng hạng chức danh nghề nghiệp”), còn “cái” chứng chỉ chỉ là một minh chứng xác nhận cho hoạt động đó một cách chính thức.

Bản nhân tôi cho rằng cấu trúc của chương trình bồi dưỡng là phù hợp, bao quát được những lĩnh vực mà hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của giáo viên chịu tác động, kể cả về kiến thức, kĩ năng và phẩm chất, đạo đức. Chương trình này cũng đáp ứng được những yêu cầu mà Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành đang hướng đến với tư cách là bộ công cụ để giáo viên tự đánh giá chính mình.

Tuy nhiên, có thể cần phải điều chỉnh một số điểm. Đó là, khung chương trình được ban hành từ năm 2016, nên đến nay cần phải có các nội dung điều chỉnh, cập nhật thêm. Có như vậy mới tạo được sự hấp dẫn, thực sự có chất lượng với nghĩa là “bồi dưỡng”, đáp ứng nhu cầu thiết thực của giáo viên. Ví dụ, có rất nhiều vấn đề chiến lược, chính sách, định hướng giáo dục đã được ban hành, hiện thực hóa trong thời gian qua rất cần được cập nhật, phổ biến cho đội ngũ giáo viên; các yêu cầu kĩ năng chung, ví dụ như kĩ năng số, dạy học online… cũng cần được bổ sung cập nhật thêm.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức bồi dưỡng cũng cần liên tục điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với bối cảnh xã hội, công nghệ, nhu cầu từ phía giáo viên (ví dụ tăng cường bồi dưỡng trực tuyến, thay đổi cách đánh giá…). Nên giao cho một số đơn vị có đủ uy tín, thẩm quyền và năng lực để biên soạn, cập nhật nội dung bồi dưỡng, tổ chức triển khai bồi dưỡng tránh tràn lan. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện nay thì vấn đề này không còn là thách thức rào cản như trước nữa.

Cùng với đó nên có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể để giáo viên có thể tiếp cận hiểu rõ ý nghĩa của chương trình bồi dưỡng; coi chương trình bồi dưỡng này như là một kênh thông tin để cập nhật kiến thức kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp chứ không phải là những “đề bài” để chuẩn bị làm bài tập lấy chứng chỉ.

 
TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT). (Ảnh: TL)

TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT): Chính sách lương của giáo viên được mở rộng và có hệ số cao hơn

Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư số 01, 02, 03 và 04 để điều chỉnh một số nội dung trong các thông tư số 20, 21, 22 và 23 đã được liên Bộ ban hành năm 2015 về  việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghê nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập mầm non và phổ thông (Tiêu chuẩn nghề và xếp lương). Sở dĩ có sự điều chỉnh tới cả một cụm thông tư như vậy là có lý do của nó, đó là chúng ta cần sớm đưa các Luật Giáo dục (2019) và Luật Viên chức (2010); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (2019) vào thực tế cuộc sống vốn rất đang sôi động trong lĩnh vực GD&ĐT.

Chính thức tới ngày 20/3 này các tiêu chí giáo viên có trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ thứ 2 của tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, được bãi bỏ. Các trường học từ mầm non tới tiểu học, THCS và THPT thở phào nhẹ nhõm, như trút bỏ dược gánh nặng, không khác gì đã cởi được nút thắt, một quy định thật không nên có khi áp dụng đồng loạt với tất cả các giáo viên phải có chứng chỉ trình độ.

Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực sử dụng ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không “đoạn tuyệt” với nhà giáo mà tiếp tục được đưa vào tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong tất cả các hạng nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đây lại điểm mừng cho giáo viên, bởi vì nó là kỹ năng không thể thiếu của mỗi người viên chức trong xu hướng hội nhập và thời đại công nghệ 4.0.

Chính sách lương của giáo viên được mở rộng và có hệ số cao hơn, ở cả hai phía tối thiểu và tối đa trong mỗi hạng. Thay vì hưởng mức lương khởi điểm 1,86 (mầm non và tiểu học) và 2,10 (THCS) như trước đây, nay được hưởng mức lương khởi điểm tương ứng là 2,10 và 2,34. Qua khảo sát sơ bộ ở một số cơ sở giáo dục, cho thấy số giáo viên có thâm niên dưới 12 năm được hưởng lợi nhiều hơn so với giáo viên có thâm niên dưới 24 năm. Riêng số giáo viên lớn tuổi, sắp nghỉ chế độ hưởng lợi về lương theo thông tư mới là không đáng kể.

Ngoài ra những quy định về nhiệm vụ, danh hiệu thi đua, khen thưởng thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được thống nhất chung và mở rộng để giáo viên ở mọi cấp học, môn học đều thuận lợi phấn đấu, thực hiện.

Thế nhưng vấn đề bật cập ở chỗ, giáo viên phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề của hạng hiện giữ thì mới được bổ nhiệm vào hạng tương ứng. Cuộc đua “chạy” chứng chỉ lại tiếp tục diễn ra. Nhiều trung tâm, cơ sở giáo dục đã và đang đưa ra những lời mời chào đi học với mức giá khác nhau, rồi rầm rộ tuyển sinh. Thậm chí, mỗi nơi đưa ra một chỉ dẫn, kèm theo những thông tin như không đi học sẽ không được thăng hạng, thậm chí bị tụt hạng, bị giảm lương. Thực tế, quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã có từ trước và cũng đã có nhiều giáo viên trên toàn quốc đăng ký học. Tuy nhiên, có thể thông tư mới này ghi “hiệu lực từ 20/3/2021” nên giáo viên lo lắng vì thời gian còn quá ngắn.

Ước ao, giáo dục lại được quay về thời kỳ giáo viên được nhận phụ cấp đứng lớp 30% tới 35% và trợ cấp thâm niên 1% mỗi năm (xuất phát từ 5%). Có vậy, tổng lương thực giáo viên được lĩnh mới cao hơn mức lương mới hiện hành./.

Mỹ Anh

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 10 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) – Tại buổi lễ, Công ty TNHH MEDICON ủng hộ 100.000 test xét nghiệm COVID-19 trị giá 9,975 tỷ đồng; Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã chuyển giao 116.000 bộ xét nghiệm COVID-19 và 02 máy thở cho đại diện Sở Y tế.

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 10 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) – Tại buổi lễ, Công ty TNHH MEDICON ủng hộ 100.000 test xét nghiệm COVID-19 trị giá 9,975 tỷ đồng; Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã chuyển giao 116.000 bộ xét nghiệm COVID-19 và 02 máy thở cho đại diện Sở Y tế.

Vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới gió mạnh cấp 6

(ĐCSVN) - Hồi 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 100km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới gió mạnh cấp 6

(ĐCSVN) - Hồi 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 100km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới gió mạnh cấp 6

(ĐCSVN) - Hồi 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 100km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top