Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cảm ơn người cũ đã bỏ tôi

Má dắt tôi âm thầm trốn lên Sài Gòn chờ sinh nở. Ba nói con gái ba không có thứ chửa hoang, ba xem như tôi "sút nôi" từ hồi nhỏ.

Người chủ quán đi đôi dép mòn gót, cái quần bợt hai bên gối sắp rách. Khi anh ta mang hai ly cà phê cho chúng tôi, tôi hoang mang khều cô bạn đi cùng: "Em chắc chứ, anh ta tên Hưng, đây là xã X., huyện Y…" Cô bạn gật đầu chắc nịch.

Tôi nhìn kỹ chủ quán lần nữa, đúng là anh ta, bởi những nét năm xưa còn phảng phất trong mặt mũi, vóc dáng; dù thời gian có làm những nét ấy tàn tạ quá nhiều.

Không dưng, tôi muốn cười một trận, cười mình năm xưa ngu dại khùng điên mới đem lòng yêu thương người đàn ông này. Cả tuổi thanh xuân của tôi tơi tả vì người không đáng.

Lúc chủ quán mang ra bình trà, tôi nhỏ nhẹ: "Có phải anh tên Hưng, năm xưa từng vào Nam làm thợ xây?". Giọng Nam Bộ của tôi làm người đàn ông giật mình, ngó tôi trân trối, rồi cúi đầu: "Phải, tôi có vào Nam mấy năm".

"Anh không nhận ra em sao, em là Nhung, nhà ở xóm Kênh Ngang", tôi vẫn nhỏ nhẹ. Người đàn ông giật thót lần nữa, ánh mắt ngó tôi có vẻ hoảng hốt.

Cả thanh xuân của tôi tả tơi vì người đàn ông ấy - Ảnh minh họa

Anh ta lắp bắp: "Lạ quá. Tôi nhận không ra". Sau cuộc hàn huyên đầy gượng gạo và nhạt nhẽo, tôi biết được Hưng có hai con gái. Đứa lớn đã mất vì bệnh hiểm nghèo, đứa út đang học năm thứ hai ở TP.HCM.

Tôi nhìn quanh, căn nhà Hưng vừa ở vừa làm quán cà phê cóc được che tạm bằng ni lon. Tháng trước vùng này có bão, chắc gió thổi bay mái tôn tới giờ chưa lợp lại. Một người phụ nữ đang loay hoay dọn dẹp phía sau. Nét mặt chị ta khắc khổ như đa phần thường thấy ở những người ít thong dong…

Tôi lắng nghe xem mình có hả hê, thỏa mãn khi bao nỗi thống khổ suốt thời thanh xuân của tôi đã được ông trời đòi nợ giùm? Nhưng không, tôi chỉ thấy mủi lòng khi biết người cũ thảm hại thế này.

Năm xưa, tôi mới học lớp 11 thì quen Hưng. Hưng làm ở công trình xây cầu cạnh nhà tôi. Đúng ra là Hưng quen ba tôi trước. Thấy ba tôi đốn tre bên vệ đường, Hưng đi qua liền phụ một tay. Cách Hưng làm việc gọn ghẽ, chu đáo khiến ba khen không tiếc lời.

Từ bữa đó Hưng thành người quen. Nhà cắt lúa, tát đìa… Hưng tới phụ giúp. Chiều muộn, ba nướng trui cá lóc, gọi Hưng tới nhậu lai rai.

Ba khen Hưng hiểu chuyện, có chí lớn, nhưng nghe tôi yêu Hưng ba phản đối. Ba nói không biết gia cảnh Hưng ngoài miền Trung ra sao. Con gái gả chồng xa, có khổ cha mẹ cũng không giúp được…

Tuổi 17, tôi không sợ trời sợ đất, sợ gì xa xôi khổ cực. Nghe tôi dính bầu, Hưng run lập cập: "Chắc chú Bảy (tên ba tôi) giết anh chết". Hai hôm sau, Hưng biến khỏi chỗ làm.

Má dắt tôi âm thầm trốn lên Sài Gòn chờ sinh nở. Ba nói con gái ba không có thứ chửa hoang. Ba xem như tôi "sút nôi" từ hồi nhỏ…

Nằm trên bàn sinh oằn oại trong cơn đau, tôi réo tên Hưng với nỗi oán hờn. Con nóng sốt khóc ngằn ngặt cả đêm, tôi rã rượi ôm con đi tới đi lui, nghĩ mình đang kiệt quệ, còn tên khốn kia đang thong dong nơi nào? Những ngày ở xưởng may, tôi muốn gục vì thiếu ngủ, vì đói…

18 tuổi, đời tôi rơi vào ngõ cụt rất tối, vì kẻ tồi tệ ấy.

Tôi có năng khiếu trong nghề may. Có lần tôi chỉ ra chi tiết có thể làm khác đi để sản phẩm làm ra nhanh hơn, chị tổ trưởng hết lời khen ngợi. Tôi được công ty thưởng một số tiền nhỏ nên có động lực để tìm tòi thêm cách cải tiến sản phẩm.

Công ty cử tôi đi học lớp nâng cao nghiệp vụ, rồi cất nhắc tôi lên chuyền trưởng, rồi quản đốc phân xưởng. Tôi đã mua được nhà, con trai tôi đã tốt nghiệp và đi làm.

Đi qua những năm tháng gập ghềnh, tôi luôn nghĩ tới ngày sẽ gặp Hưng, tôi sẽ sỉ vả anh ta không tiếc lời, sẽ nguyền rủa cho anh ta sống không yên… Nhưng đôi khi nhìn thành quả đạt được, tôi lại cám ơn Hưng. Nếu tôi không gặp cú sốc ấy, có lẽ giờ này tôi đã yên phận ở quê, lấy một anh nông dân và sớm hôm lo cày cấy…

Nhân chuyến ra miền Trung khánh thành chi nhánh mới, tôi đã cố tình đi tìm Hưng. Không ngờ Hưng sống thế này.

Tiễn tôi ra xe, Hưng cố vớt vát: "Năm xưa cô… sinh con gái hay trai?". Tôi muốn gạt đi không trả lời, nhưng nhìn khuôn mặt dúm dó dãi dầu của Hưng, tôi không nỡ. "Con trai. Đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm rồi", tôi nói. Hưng lắp bắp: "Vậy hả".

Cô bạn khều tôi: "Chị, coi chừng ổng vào Sài Gòn đòi con". Tôi giật mình, nhưng rồi trấn tĩnh ngay. Không sao, con của Hưng thì Hưng có quyền nhận, chỉ sợ Hưng không dám vào.

Xe đưa chúng tôi ra sân bay, hàng cây hai bên đường lao vùn vụt về phía sau như thể quá khứ đang lùi lại rồi mất hút.

Tôi thấy lòng nhẹ nhõm như vừa buông một gánh nặng. Người ta hay nói sống là phải biết tha thứ cho người khác, nhưng quan trọng nhất là phải tha thứ cho bản thân. Từ hôm nay trong tôi sẽ không còn thù hận, tôi còn phải cảm ơn Hưng mang đến quả đắng, để thành tôi hôm nay./.

nld.com.vn(Theo phunuonline.com.vn)

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top