Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chuyện về những giáo viên dạy nghề

Tay chân lấm lem, cầm chìa khóa, mỏ lếch nhiều hơn cầm viết và phấn trắng - đó chính là công việc thường ngày của giáo viên (GV) dạy nghề tại Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở chính.

Tay chân lấm lem, cầm chìa khóa, mỏ lếch nhiều hơn cầm viết và phấn trắng - đó chính là công việc thường ngày của giáo viên (GV) dạy nghề tại Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở chính.

1. Một ngày giữa tháng 11, chúng tôi có dịp tham gia tiết dạy thực hành của thầy Trần Anh Tuấn (GV Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở chính). Tại đây, thầy Tuấn vừa thực hành, vừa giới thiệu từng bộ phận của tủ lạnh để học sinh hiểu về cơ chế hoạt động. Sau khi làm mẫu, thầy Tuấn ra một trò chơi: Em nào tháo ráp các bộ phận tủ lạnh nhanh và chính xác nhất sẽ được mời trà sữa. Trước lời đề nghị hấp dẫn, các học sinh phấn khởi đua nhau tháo ráp từ bộ phận của tủ lạnh chỉ trong vòng vài phút.

Thầy Tuấn là một trong những giáo viên giỏi, chuyên huấn luyện học sinh tham gia các kỳ thi tay nghề cấp tỉnh và quốc gia

Thầy Tuấn bộc bạch: “Đặc thù của dạy nghề là 70% dạy thực hành, 30% dạy lý thuyết. Trong giảng dạy, mỗi GV là một kỹ sư tâm hồn, khơi nguồn cảm hứng cho học sinh; đồng thời, tạo môi trường cho các em phát huy tính chủ động, sáng tạo. Song, để tránh những rủi ro hoặc sai sót xảy ra, giáo viên dạy nghề sẽ làm mẫu, lấy các ví dụ minh họa, giúp học viên có cái nhìn trực quan nhất đối với công việc, sản phẩm mà các em sắp làm”.

Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thầy Tuấn có công việc ổn định trong một công ty tại TP.HCM. Một lần về quê thăm gia đình, thầy Tuấn được người bạn cho biết Trường Cao đẳng Nghề Long An (Nay Trường Cao đẳng Long An - Cơ sở chính) đang tuyển GV ngành Điện - Điện lạnh. Vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống nhà giáo, thầy Tuấn quyết định quay về quê hương lập nghiệp. Lúc mới về trường công tác, tổng thu nhập của thầy chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu đồng, trong khi đó, mức lương tại TP.HCM gấp 3 lần. Vậy mà, thầy vẫn kiên trì với sự nghiệp trồng người đến hôm nay.

Chưa dừng lại ở đó, thầy Tuấn còn là một trong những GV chuyên huấn luyện học sinh tham gia các kỳ thi tay nghề cấp tỉnh và quốc gia. Để đứng chân vào hàng ngũ GV “chuyên” huấn luyện, thầy Tuấn phải trải qua giai đoạn “khổ luyện” đầy gian nan, vất vả. Theo đó, thầy Tuấn tìm tòi, sáng tạo ra rất nhiều thiết bị đào tạo tự làm và học thạc sĩ ngành Kỹ thuật Nhiệt. Bằng sự siêng năng, ham học hỏi và tâm huyết với sự nghiệp trồng người, thầy Tuấn đoạt nhiều giải thưởng. Và gần đây nhất, thầy Tuấn đoạt giải ba kỳ thi Thiết bị đào tạo tự làm cấp quốc gia và nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Rời tiết học của thầy Tuấn, chúng tôi tiếp tục đến xem tiết dạy của thầy Trần Minh Đức (GV Trường Cao đẳng Long An - cơ sở chính). Sau một lúc ngồi trò chuyện, thầy Đức bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về công việc của một GV dạy nghề.

Thầy Đức hướng dẫn lý thuyết trước khi cho học sinh thực hành

Thầy Đức bộc bạch: “Yêu cầu của GV trường nghề là đào tạo cho đối tượng mà doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nên khả năng của GV và chương trình đào tạo của trường phải luôn cập nhật công nghệ tiêu chuẩn, kỹ thuật mới. Vì vậy, đòi hỏi đào tạo nghề phải có sự năng động, gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; đồng thời, mỗi GV không được an phận mà phải luôn học hỏi, cập nhật thông tin để không bị lạc hậu với những thiết bị công nghệ mới. Có như vậy mới đào tạo được sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, có việc làm tốt”.

Để minh chứng cho lời nói của mình, thầy Đức dẫn chúng tôi đến xem các phòng thực hành được bố trí nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hơn hết, thầy Đức còn tự hào “khoe”, nhà trường luôn tạo điều kiện cho GV trau dồi kỹ năng tay nghề bằng việc mua các gói cập nhật kiến thức, thông tin trên mạng hay cho GV đi thực tế ở các doanh nghiệp.

Theo đánh giá của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Long An, thầy Tuấn và thầy Đức là những GV dạy nghề tiêu biểu xuất sắc của trường nhiều năm qua. Hai thầy nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành. Thế nhưng, món quà ý nghĩa đối với thầy Tuấn, thầy Đức chính là nhìn thấy học trò của mình có việc làm ổn định, thành công trên con đường học nghề.

Có thể thấy, đặc thù của GV dạy nghề là gắn bó với máy móc, thiết bị, dầu mở, cả ngày mặc quần áo bảo hộ, tay chân lấm lem. Vậy mà những GV dạy nghề vẫn miệt mài, tâm huyết, trách nhiệm trên con đường truyền nghề. Điều này càng khẳng định nghề giáo là một nghề cao quý trong các nghề cao quý./.

Kim Ngọc

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top