Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vui buồn chuyện chăm con mọn 

Theo chia sẻ của nhiều cặp đôi, bên cạnh niềm vui được “lên chức” cha mẹ thì giai đoạn khó khăn khi chăm con nhỏ cộng với những áp lực về kinh tế sẽ là thời điểm dễ gây stress, khiến các ông bố, bà mẹ phát sinh giận hờn, ảnh hưởng tình cảm gia đình.

Theo chia sẻ của nhiều cặp đôi, bên cạnh niềm vui được “lên chức” cha mẹ thì giai đoạn khó khăn khi chăm con nhỏ cộng với những áp lực về kinh tế sẽ là thời điểm dễ gây stress, khiến các ông bố, bà mẹ phát sinh giận hờn, ảnh hưởng tình cảm gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần cả hai thấu hiểu, cảm thông, chung tay chăm sóc thiên thần nhỏ dần lớn khôn thì bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến, hạnh phúc lại đong đầy.

Chăm con mọn là giai đoạn rất vất vả, các cặp đôi cần sự thấu hiểu và đồng hành, san sẻ cùng nhau.  Trong ảnh: Vợ chồng chị Thúy Dung hạnh phúc bên nhau trong tiệc đầy tháng của con trai nhỏ. Ảnh: CTV

Chị Nguyễn Thị Hạnh ở Kiên Giang, lấy chồng và lập nghiệp tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, vừa sinh con đầu lòng hơn 3 tháng. Chị Hạnh chia sẻ: “Con trẻ sinh thiếu tháng, chỉ nặng 2,4kg. Vợ chồng tôi đã tìm hiểu và chuẩn bị trước tâm lý việc chăm sóc bé nhẹ cân sẽ rất vất vả nhưng khi đối mặt với thực tế, chúng tôi vẫn không tránh khỏi áp lực. Nhiều hôm tôi mệt, con quấy khóc, gọi điện thoại cho chồng nhưng anh có việc, chưa bắt máy kịp là tôi suy nghĩ lung tung, cáu gắt. Cứ thế, vợ chồng giận hờn như cơm bữa”. Thấy vợ một mình xoay xở vất vả trong khi công việc của mình giờ giấc không ổn định, chồng chị Hạnh quyết định để vợ con dọn về ở cùng ba mẹ. Có mẹ chồng chăm sóc, đỡ đần, chị Hạnh dần ổn định sức khỏe và tâm lý.

Chị Trần Thu Trang, quê ở huyện Cờ Đỏ, khá vất vả trong việc chăm con nhỏ. Gia đình bên ngoại rất đơn chiết, còn mẹ chồng thì tuổi cao, sức khỏe yếu, không thể đỡ đần. Anh Thanh Hùng - chồng chị Trang, công tác ở xa, cuối tuần mới về nhà. Một mình chăm con nhỏ, chị Trang không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến thiếu sữa. Còn phần bé, do thiếu sữa mẹ, dinh dưỡng kém nên hay quấy khóc, ốm vặt. Mỗi khi con bệnh, chị Trang một mình xoay xở nên mang tâm lý nặng nề, buồn trách chồng vô tâm. Trong một lần về thăm nhà, nhận thấy tâm lý vợ có nhiều bất ổn, dễ xúc động, cáu gắt, anh Hùng quyết định tìm bảo mẫu, phụ tiếp chăm bé theo giờ. Mỗi sáng, có người tới lui phụ chăm sóc con, quét dọn nhà cửa, chị Trang được giải tỏa tinh thần rất nhiều. Cuối tuần, khi về nhà, anh dành thời gian bên cạnh vợ con, động viên, chia sẻ cùng vợ những vui buồn khó khăn trong công việc để vợ chồng thấu hiểu nhau hơn.

Chị Thanh Tuyền ở quận Cái Răng, cũng vừa sinh con nhỏ được hơn 3 tháng, đây là bé thứ 2 của vợ chồng chị. Tuy đã có kinh nghiệm nhưng theo chia sẻ của chị Tuyền, mỗi bé mỗi tính, nên việc chăm con khá vất vả. Chồng chị - anh Lưu Văn Mến, trước kia làm công nhân xây dựng phải rày đây mai đó theo công trình. Từ khi chị Thanh Tuyền bầu bí, sức khỏe suy giảm, anh Mến quyết định tìm công việc gần nhà, ổn định để có thời gian lo cho vợ con chu đáo. Chị Thanh Tuyền nói: “Dù công việc chồng tôi hiện tại khá vất vả nhưng khi đi làm về anh luôn phụ tôi chăm sóc con. Đặc biệt, buổi tối, anh thường giành phần thức pha sữa để tôi có thời gian nghỉ ngơi”. Về kinh tế, sau khi sinh con, sức khỏe suy giảm, chị Tuyền cần bồi bổ thuốc men, chi phí sinh hoạt lại tăng lên khi nhà có thêm thành viên. Để cải thiện thu nhập, ngoài thời gian làm việc tại công ty, anh Mến nhận làm thêm nhiều việc. Chị Tuyền chia sẻ rằng mình rất cảm động vì chồng tâm lý, chu đáo, biết yêu thương và chia sẻ, đồng hành cùng vợ trong thời gian nuôi con mọn.

Vợ chồng chị Thúy Dung quê ở Sóc Trăng, sinh con thứ 2 được 4 tháng. Do có kinh nghiệm nuôi con ở lần sinh thứ nhất, nên lần này vợ chồng chị lên kế hoạch cẩn thận. Chị Dung chuyển về nhà ngoại để sinh và ở cữ đến khi cứng cáp. Cuối tuần, anh Đạt sẽ qua thăm. Dù bận bịu cơ sở kinh doanh, anh Đạt luôn tranh thủ thời gian dạy con lớn học, vừa phụ chăm con nhỏ để vợ có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe, tinh thần. Vợ chồng chị Dung kể, lúc sinh con đầu lòng, vợ chồng còn trẻ chưa có kinh nghiệm chăm con, bé hay bị bệnh, cứ 1-2 tháng lại phải nhập viện. Đôi khi vì chăm con quá vất vả, cộng áp lực tài chính, vợ chồng chị cũng giận hờn, cãi vã, thiếu sự thấu hiểu sẻ chia.

Theo các chuyên gia tâm lý và thực tế kinh nghiệm của nhiều chị em, trước khi quyết định sinh con, các cặp đôi cần chuẩn bị kỹ, từ kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, đến tài chính. Vợ chồng cần đồng hành, chăm sóc con qua các giai đoạn. Điều đó thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm trong hành trình xây dựng tổ ấm và để việc làm cha mẹ không còn là áp lực mà thật sự là niềm hạnh phúc lớn lao.

HẢI THƯ

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Hà Nội: Hơn 1.400 phương tiện bị yêu cầu quay đầu xe ở các chốt kiểm dịch

(ĐCSVN) - Tính từ 6 giờ ngày 14/7 đến 6 giờ ngày 23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào cửa ngõ Hà Nội, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.600 phương tiện với hơn 235.000 lượt người. Trong đó, có hơn 19.000 người có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19; yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ…

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top