Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xã Hòa Ân: Quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Ghi nhận dễ thấy nhất là trong những ngày tháng 3/2024, khi đến xã Hòa Ân: nông thôn đổi mới, nhiều công trình giao thông vừa đưa vào sử dụng, các tuyến đường hoa sặc sở sắc màu; đời sống của đồng bào Khmer không ngừng nâng lên... Đảng bộ và Nhân dân xã Hòa Ân đang khẩn trương chuẩn bị đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao...

 

Tuyến đường đal, ngang 05m, ấp Trà Kháo được đầu tư xây dựng cuối năm 2023.

 

Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè có 05 ấp, với 2.441 hộ dân, 8.601 nhân khẩu; trong đó, Khmer 5.512 nhân khẩu, chiếm 64,1%; có 2.228 hộ nông nghiệp, chiếm 91,27%. Trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, hạ tầng kinh tế - xã hội; điều kiện sản xuất và đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn; chủ yếu các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chưa liên kết trong sản xuất. Qua quá trình phấn đấu thực hiện, xã Hòa Ân được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2019 (Quyết định số 2288/QĐ-UBND, ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh). Theo đó, Hòa Ân tiếp tục xây dựng và đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 2023, giai đoạn 2021 - 2025 (theo Quyết định số 165/QĐ-UBND, ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh Trà Vinh).

Điểm nổi bật về quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer ở Hòa Ân là giảm nghèo; xã hiện còn 15 hộ nghèo (có 13/15 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội hàng tháng); 25 hộ cận nghèo. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, hiện có 2.247/2.441 căn nhà đạt chuẩn theo quy định, chiếm 92,05%; tăng 5,92% so với năm 2019. Về thu nhập, đến cuối năm 2023, đạt 69,23 triệu đồng/người/năm, tăng 23,78 triệu đồng/người/năm so với thời điểm xã được công nhận xã NTM.

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, giúp Hòa Ân hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao. Giai đoạn 2020 - 2023, xã đã huy động nguồn lực hơn 422,68 tỷ đồng. Trong đó, 156,68 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, chiếm 37,07%; dân đóng góp 266 tỷ đồng, chiếm 62,93%.

Tại ấp Giồng Lớn, ông Thạch Sum niềm nở tiếp chúng tôi trong căn nhà mới, cũng là chủ hộ của hộ vừa thoát nghèo: gia đình ông Sum có 03 thành viên, nhưng do ít đất sản xuất (có 2.000m2, cả diện tích nhà ở), nên nhiều năm không thể thoát nghèo. Năm 2023, được xã hỗ trợ nhà đại đoàn kết, cùng với các mạnh thường quân, ông Sum xây dựng căn nhà gần 60 triệu đồng, khang trang, thoát nghèo. Đồng thời, được xã hỗ trợ vốn ưu đãi, mua 01 con bò nái, vừa đẻ được con bê.

Là xã có đông đồng bào Khmer, khi XDNTM điểm xuất phát thấp, nhưng nhờ lãnh đạo của Đảng bộ, tập trung chỉ đạo toàn diện, nhiều giải pháp, nhất là phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, được người dân đồng thuận. Trong đó, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, xã đã vận động Nhân dân chuyển đổi 185ha từ đất trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái như: bưởi, cam sành, dừa… và trồng rau màu các loại, hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng giá trị đất sản xuất.

Nhằm phát huy thế mạnh lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Ân thành lập 02 hợp tác xã nông nghiệp, với 90 thành viên; thành lập 05 tổ hợp tác theo Nghị định số 77/NĐ-CP của Chính phủ. Hợp tác xã và các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2023, và vụ lúa đông - xuân 2023 - 2024, Hợp tác xã Việt Thành triển khai sản xuất lúa hữu cơ, diện tích 172ha/vụ, với 256 thành viên. Nhờ đó, lợi nhuận của nông dân từ sản xuất lúa tăng cao.

Xác định tầm quan trọng của giao thông, là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế, xã tập trung huy động vốn, sức dân, nhất là đóng góp ngày công lao động để thực hiện các công trình. Nhờ đó, hiện giao thông của xã đã đáp ứng yêu cầu tiêu chí xã NTM nâng cao: đường liên xã, có 03 tuyến, dài 7,82/7,82km được nhựa hóa. Đối với đường ấp, liên ấp, có 08 tuyến, dài 8,10/8,10km được cứng hóa và bảo trì hàng năm; đường ngõ xóm, xã có 34 tuyến, dài 39,24/43,29km được cứng hóa và tất cả các tuyến đều đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. Đường nội đồng, xã có 01 tuyến trục chính dài 1,2/1,2km được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa của nông dân.

Đồng chí Nguyễn Thanh Khiết, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Ân cho biết, năm 2023 trong nguồn vốn được phân bổ, xã dành hơn 07 tỷ đồng để triển khai thực hiện 02 tuyến đường: đường đal ấp Trà Kháo, ngang 05m, dài hơn 02km; đường nhựa Ô Pự, dài 2,4km; 02 tuyến đường đưa vào sử dụng, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, giao thương hàng hóa thuận tiện.

Nhằm giúp người dân tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, Hòa Ân quan tâm đến tiêu chí thủy lợi. Hiện các công trình thủy lợi chủ động cấp và tiêu nước phục vụ sản xuất và dân sinh; xã hiện có 02 tuyến kênh cấp I dài 3,8km; 24 tuyến kênh cấp II dài 36,318km, 28 tuyến kênh cấp III dài 19,332km, tổng chiều dài 59,450km. Toàn xã có 05 cống hở được kiên cố hóa, 17 bọng và 01 trạm bơm điện đang vận hành nhằm phục vụ tưới, tiêu chủ động nước và ứng phó triều cường, xâm nhập mặn. Nhờ đó, xã có 4.601/4.653ha đất sản xuất chủ động tưới, đạt 98,9%. Từ đó, cây lúa được nông dân áp dụng các biện pháp sản xuất tiên tiến…

Với những kết quả đạt được, góp phần làm chuyển biến toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer. Mục tiêu hướng đến hiện nay của Đảng, bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hòa Ân là tiếp tục nâng các tiêu chí NTM nâng cao; người dân có cuộc sông ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại; cụ thể là phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Đồng chí Nguyễn Thanh Khiết cho biết thêm: từ nay đến 2025, xã phấn đấu xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; có 03/05 ấp đạt ấp NTM kiểu mẫu. Duy trì trên 96% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, NTM. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, áp dụng cộng nghệ 4.0, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, nhằm nâng thu nhập bình quân cho người dân; xã không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ); duy trì có từ 95% trở lên hộ trên địa bàn xã có tham gia bảo hiểm y tế.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông

(ĐCSVN) - Hôm nay (20/5), nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông; đặc biệt phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có nơi mưa rất to, cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối mưa dông.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19

(ĐCSVN) - Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, để chia sẻ những khó khăn, chung tay, góp sức phòng chống dịch; phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, các đại biểu Quốc hội đã tham gia quyên góp ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội: Tận dụng tối đa ''thời gian vàng'', bảo vệ an toàn tính mạng người dân

(ĐCSVN) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg lúc này là đòi hỏi tất yếu để phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn tính mạng người dân. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải tranh thủ từng phút, từng giờ, tận dụng tối đa “thời gian vàng” 15 ngày thực hiện Chỉ thị để khống chế dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

(ĐCSVN) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh thực hiện nghiêm Công điện số 09/CĐ-TW ngày 22/7/2021 và Công văn số 359/VPTT ngày 23/7/2021 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo. Các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với mưa dông, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét, gió giật mạnh.

“Phiên chợ 0 đồng” của Hoa hậu Môi trường Việt Nam giữa tâm dịch

(ĐCSVN) - Nhằm chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam đã ủng hộ hơn 500 kg rau, củ, quả mỗi ngày giúp người lao động nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top